Đăng ký thường trú cho con mới sinh là thủ tục quan trọng giúp bé được hưởng đầy đủ các quyền lợi và tạo nền tảng cho tương lai của bé, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về thủ tục này. Vậy, hãy cùng ACC tìm hiểu về chủ đề Thủ tục đăng ký thường trú cho con mới sinh trong bài viết này nhé.
Thủ tục đăng ký thường trú cho con mới sinh
1. Điều kiện đăng ký thường trú cho con mới sinh
Điều kiện đăng ký thường trú cho con mới sinh thuộc trường hợp người chưa thành niên được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật cư trú:
- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
- người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Người chưa thành niên được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý
2. Đăng ký thường trú cho con mới sinh cần những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 ĐIều 21 Luật cư trú 2020, hồ sơ đăng ký thường trú cho con mới sinh bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định).
- Sổ hộ khẩu.
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.
3. Thủ tục đăng ký thường trú cho con mới sinh
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Cư trú 2020, thủ tục đăng ký thường trú được quy định như sau:
- Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
4. Chi phí đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh là bao nhiêu?
Chi phí đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh là bao nhiêu?
Căn cứ điều 1 Luật Trẻ em 2016,.Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC, các trường hợp miễn lệ phí đăng ký thường trú bao gồm:
- Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật.
- Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Công dân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ.
Như vậy, trẻ em mới sinh khi đăng ký thường trú sẽ được miễn lệ phí.
5. Cha mẹ có nơi thường trú khác nhau thì trẻ em mới sinh được đăng ký thường trú ở đâu?
Căn cứ Điều 12 Luật cư trú 2020, Nơi cư trú của người chưa thành niên:
- Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
- Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, cha mẹ có nơi thường trú khác nhau thì trẻ em mới sinh được đăng ký thường trú là nơi thường trú của cha hoặc mẹ mà trẻ em mới sinh chung sống do cha mẹ thỏa thuận.
Trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của trẻ em sơ sinh do Tòa án quyết định.
6. Câu hỏi thường gặp
Đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh quá hạn có bị phạt không?
Có. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khi có đủ điều kiện đăng ký thường trú theo quy định cha, mẹ không đăng ký thường trú cho con mới sinh thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Có cần đóng lệ phí khi đăng ký thường trú cho con mới sinh không?
Không. Trẻ sơ sinh thuộc trường hợp được miễn lệ phí đăng ký thường trú.
Nếu bị từ chối đăng ký thường trú, tôi có thể được thông báo không?
Có. Trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục đăng ký thường trú cho con mới sinh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận