Công ty Hợp danh là loại hình công ty được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi những ưu điểm nổi trội. Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty hợp danh. Khi có những trường hợp là thay đổi phần vốn góp, công ty hợp doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp công ty hợp danh.
1. Khái niệm
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty công ty hợp danh.
2. Các trường hợp có thể làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong công ty hợp danh
Mua lại phần vốn góp
- Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên:
- Sửa đổi; bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền, nghĩa vụ của thành viên; Hội đồng thành viên;
- Tổ chức lại công ty;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
- Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản; được gửi đến công ty trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.
- Khi có yêu cầu của thành viên; nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại; công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
- Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
Chuyển nhượng phần vốn góp
- Thành viên công ty hợp danh có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
- Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
- Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày chào bán.
- Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty; công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty khác; đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
- Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế là thành viên của công ty. Trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản là thành viên của công ty.
- Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền; nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
- Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng trong các trường hợp sau đây:
- Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
- Người được tặng cho không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
- Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản.
- Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
- Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
- Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
- Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó.
3. Thủ tục đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp công ty hợp danh
Hồ sơ đăng ký thay đổi
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT). Nội dung Thông báo gồm:
-
- Tên, mã số doanh nghiệp; mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chưa có mã số doanh nghiệp; mã số thuế);
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch; số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác hoặc số quyết định thành lập; mã số doanh nghiệp của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
- Tỷ lệ phần vốn góp của của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
- Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
- Danh sách thành viên công ty hợp danh (Phụ lục I-9, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi tỷ lệ vốn góp của công ty;
- Bản sao Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thay đổi tỷ lệ vốn góp của công ty;
- Bản sao Quyết định thành lập;
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Trình tự thực hiện
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký đổi trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày có thay đổi.
- Trường hợp công ty đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hợp danh công ty hợp danh: công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký
- Khi nhận Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp
4. Dịch vụ đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp công ty hợp danh của ACC có lợi ích gì?
- Khách hàng được tư vấn trọn vẹn tất cả các điều kiện pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
- Có tất cả các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Hỗ trợ trọn vẹn cho doanh nghiệp các giấy tờ hồ sơ.
- Đội ngũ luật sư cùng chuyên viên kế toán nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo tính đúng đắn và an tâm cho khách hàng.
- Không phải đi lại và nhận kết quả hồ sơ tại nhà.
- Có hợp đồng cam kết trách nhiệm.
- Chi phí hợp lý và luôn được báo giá trọn gói. Không gây hiểu lầm và báo phí nhiều lần.
- Hồ sơ thủ tục khách hàng cung cấp đơn giản, dễ dàng.
5. Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp công ty hợp danh
Chi phí đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp công ty hợp danh đã bao gồm trọn gói chưa?
ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Có hỗ trợ tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà không?
ACC luôn có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyện nghiệp hỗ trợ khách hàng. Khách hàng không phải đi lại và nhận giấy phép hồ sơ tại nhà.
Công ty có cung cấp những dịch vụ khác liên quan đến doanh nghiệp không?
ACC là đơn vị chuyên nghiệp thực hiện các thủ tục thành lập, thay đổi doanh nghiệp.
Thủ Tục Đăng Ký Thay Đổi Nội Dung Hoạt Động Của Địa Điểm Kinh Doanh Công Ty Hợp Danh
Thủ Tục Thay Đổi Nội Dung Đăng Ký Thuế Công Ty Hợp Danh Năm 2020
Thủ Tục Và Điều Kiện Giải Thể Công Ty Hợp Danh Cập Nhật 2020
Thủ Tục Đăng Ký Thay Đổi Thành Viên Công Ty Hợp Danh
Thủ Tục Đăng Ký Thay Đổi Tên Công Ty Hợp Danh Cập Nhật 2020
Thủ Tục Đăng Ký Thay Đổi Địa Chỉ Trụ Sở Chính Công Ty Hợp Danh
Thành Lập Công Ty Hợp Danh (Điều Kiện & Thủ Tục 2020)
}
Nội dung bài viết:
Bình luận