Quy định mới nhất về trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Y tế?

Liên quan đến quy định về lĩnh vực y tế, nhiều câu hỏi đặt ra là Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Y tế? Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Y tế? Vậy, hãy cùng ACC tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Quy định Mới Nhất Về Trách Nhiệm Giải Quyết Công Việc Của Thứ Trưởng Bộ Y Tế
Quy định mới nhất về trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Y tế?

1. Bộ Y tế

Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật

2. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

3. Lãnh đạo hiện nay của Bộ Y tế

  • Bộ trưởng: Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng (Bộ trưởng Bộ Y tế hiện tại là người đầu tiên không đảm bảo đủ các điều kiện trên - Nữ Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên không xuất phát từ ngành Y.)
  • Thứ trưởng:
  1. PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn
  2. Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế
  3. GS.TS. Trần Văn Thuấn
  4. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương 
  5. Đống chí Lê Đức Luận

4. Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Y tế?

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:

1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng

a) Thứ trưởng khi dược Bộ trưởng phân công phụ trách lĩnh vực, một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và địa bàn công tác được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công, báo cáo Bộ trưởng kết quả giải quyết và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về những quyết định của mình; nếu có phát sinh những vấn đề quan trọng, các vấn đề mới, nhạy cảm phải kịp thời xin ý kiến các cấp có thẩm quyền và báo cáo Bộ trưởng trước khi quyết định.

b) Khi Bộ trưởng điều chỉnh sự phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho Thứ trưởng được phân công tiếp nhận và báo cáo Bộ trưởng.

c) Chủ động giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực phụ trách và phải có ý kiến đối với lĩnh vực không được phản công nhưng được gửi xin ý kiến.

5. Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Y tế?

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:

2. Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Thứ trưởng

a) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và giải quyết việc thực hiện công tác quản lý nhà nước; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.

b) Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác thì phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp giữa các Thứ trưởng còn có các ý kiến chưa thống nhất, Thứ trưởng phụ trách công việc được phân công báo cáo Bộ trưởng quyết định.

c) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ; về duy trì kỹ luật, kỹ cương hành chính, đoàn kết nội bộ, vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng trong các lĩnh vực, đơn vị được phân công phụ trách.

d) Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành phải xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Quy định mới nhất về trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Y tế? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo