Hợp đồng hợp tác làm việc đặc thù do chính công việc hợp tác, tùy vào tính chất công việc sẽ có những điều kiện hay nguyên tắc phù hợp để đưa vào hợp đồng. Hợp đồng hợp tác có thể được lập để hợp tác kinh doanh, đầu tư hay hợp tác làm việc, thi công tùy vào nhu cầu của các bên.
Mẫu thư mời hợp tác làm việc
1. Hợp đồng hợp tác là gì?
Theo Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Cũng theo Bộ luật này, Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Hiện nay, không có biểu mẫu chung nào cho Hợp đồng hợp tác. Các bên có thể tự lập Hợp đồng, tuy nhiên, Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích hợp tác, thời hạn hợp tác;
- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân tham gia ký hợp đồng hợp tác;
- Tài sản đóng góp của các bên (nếu có);
- Sức lao động tham gia đóng góp (nếu có);
- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các bên;
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác;
- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện các bên (nếu có);
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên;
- Điều kiện các bên được chấm dứt Hợp đồng hợp tác.
2. Cách viết thư mời hợp tác
Thư mời hợp tác là văn bản dạng thư mời gửi đến các đối tác tiềm năng, có khả năng kinh doanh với nhau để phát triển một dịch vụ, sản phẩm hoặc lĩnh vực cụ thể.
Trong thư mời hợp tác kinh doanh cần có đầy đủ các nội dung như:
- Lời chào;
- Lời giới thiệu;
- Mục tiêu của hoạt động hợp tác;
- Giá trị đem lại khi hợp tác giữa các bên;
- Lời kêu gọi hợp tác;
- Lời cảm ơn…
Trong đó về mặt hình thức cần chú ý: Viết những câu ngắn và chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chỉ nên có từ 04 - 05 câu, đồng thời tập trung vào ý chính để đối tác dễ đọc, dễ hiểu.
3. Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh
3.1. Mẫu thư mời hợp tác số 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
THƯ MỜI HỢP TÁC KINH DOANH
Kính gửi: Quý đối tác
Đầu tiên, Ban giám đốc ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.
Giới thiệu về công ty: Miêu tả về công ty, ngành nghề, thế mạnh, thâm niêm, thành tựu và một vài đối tác của công ty mình. Ví dụ:
Công ty…… được thành lập năm ……….., chúng tôi đã có những bước phát triển và không ngừng hoàn thiện trong việc thiết kế, thi công trần thạch cao, phân phối vật liệu Công ty đã thi công các công trình trần vách thạch cao như tại các dự án: khách sạn, trường học, văn phòng hay nhà ở dân dụng… Áp dụng công nghệ và vật liệu mới với những yêu cầu về công nghệ giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo đã luôn mang đến sự hài lòng về mức độ hoàn mỹ để khẳng định “ĐẲNG CẤP CÔNG TRÌNH” cho các đơn vị hợp tác và nhà đầu tư trong suốt thời gian hoạt động đã qua.
Công ty ……… xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động Đầu tư - Kinh doanh nhằm gia tăng giá trị và quảng bá thương hiệu chung cho cả hai bên.
Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác.
Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty ……….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.
Thông tin liên hệ:
Mời liên hệ email: …….. hoặc SĐT…
Địa chỉ văn phòng: …….
Website: ……
ĐẠI DIỆN CÔNG TY ………..
Giám Đốc. ……………
3.2. Mẫu thư mời hợp tác số 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
THƯ MỜI HỢP TÁC KINH DOANH
Kính gửi: Quý đối tác
Đầu tiên, Ban giám đốc Công ty ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.
Công ty ……………….là công ty cung cấp ……………. Các lĩnh vực được coi là thế mạnh của …………….. khó có đơn vị nào có thế mạnh cạnh tranh với …………. Với triết lý kinh doanh “……………….”, ……..…… luôn muốn đem đến sự thành công cho mọi đối tác. Bởi chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của quý đối tác sẽ là sự thành công của chính chúng tôi.
Công ty ……….. xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động …………….. – một mảng chiến lược của chúng tôi trong thời gian hiện tại và sắp tới.
Chúng tôi đề xuất ra đây 2 hình thức hợp tác:
1. Hình thức hợp tác thứ nhất:……
2. Hình thức hợp tác thứ hai:……
Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty …………….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.
Mọi hình thức hợp tác kinh doanh xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:
Văn phòng giao dịch – Công ty ……
Địa chỉ trụ sở:…
Điện thoại: … Fax: …
Email: …… Web:……
Xin trân trọng cảm ơn!
Tổng Giám Đốc/Giám đốc
(Ký, đóng dấu)
4. Một số lưu ý khi viết thư mời hợp tác
Việc giới thiệu và làm nổi bật những thế mạnh của đơn vị đề nghị hợp tác là vấn đề bắt buộc phải làm rõ, nổi bật để thư mời hợp tác kinh doanh đạt hiệu quả.
Đồng thời, nên tránh phạm phải các tình huống sau:
- Gửi thư mời đến mọi đối tượng: điều này có thể sẽ phản tác dụng và không hiệu quả;
- Thư mời hợp tác kinh doanh có nội dung chung chung, không rõ ràng;
- Không tạo được ấn tượng, điểm nhấn;
- Không làm nổi bật được những lợi ích vượt trội của quá trình hợp tác mang lại;
- Không có sự khác biệt của thương hiệu: Đối tượng đề nghị hợp tác cần nêu được thương hiệu, điểm mạnh hoặc có những phát kiến mới mang tính đột phá, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nội dung bài viết:
Bình luận