Bản quyền hay chính xác hơn là quyền tác giả, là những quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp và gửi đến độc giả mẫu thông báo vi phạm bản quyền.
Thông báo vi phạm bản quyền
1. Vi phạm bản quyền là gì?
Bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, điêu khắc, phim chuyện, các dữ liệu máy tính, quảng cáo hay những bản vẽ kỹ thuật… (Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả).
Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định về việc xâm phạm như sau:
“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
Như vậy, phải xét đến từng yếu tố cho một hành vi cụ thể để có thể nhận định được chính xác về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả của tác phẩm. Cần lưu ý, chỉ có các đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định.
Loại tác phẩm nào tuân theo bản quyền?
Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, với một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong một môi trường hữu hình, họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.
Nhiều loại tác phẩm có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền, ví dụ:
- Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
- Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc
- Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
- Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
- Trò chơi video và phần mềm máy tính
- Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc
2. Mẫu thông báo vi phạm bản quyền
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
THƯ THÔNG BÁO
(V/v : thông báo, cảnh báo vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ)
Kính gửi : Quý công ty…
Tôi là : Đại diện công ty…
Điện thoại : Fax:
Email : Website:
Chúng tôi (tên công ty) xin gửi lời chào đến quý công ty. Qua trao đổi với đại diện bên quý vị chúng tôi được biết quý công ty đang sử dụng thương hiệu mà chúng tôi đã đăng ký và được cấp giấy sở hữu trí tuệ.
Dưới đây là một số nét chính quan trọng liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Thứ nhất, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và thương hiệu đã được đăng ký:
Theo điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP
Điều 11. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
1.Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hang hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
- Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
- Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
a, Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày(kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b, Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
a, Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b, Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 điều này hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
- Trường hợp sản phẩm dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng thuộc loại phạm vi bảo hộ thì bị coi là hang hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.
(Như vậy dựa vào nội dung của Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP nêu trên thì mong quý công ty có thể hiểu và phân tích rõ nội dung vi phạm sử dụng thương hiệu trong trường hợp của quý công ty)
Thứ hai, về mức và hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, được quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Mức tiền phạt tối đa đối với cá nhân là 250.000.000. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với các nhân. Mức phạt tiền tối tối đa với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Như vậy chúng tôi muốn thông báo rằng Qúy công ty đã vi phạm sử dụng thương hiệu mà công ty chúng tôi đã đăng ký và đã được cấp giấy sở hữu trí tuệ. Mong quý công ty có những điều chỉnh hợp lý để tránh tổn thất cho cả hai bên công ty.
Trân trọng !
….., ngày….tháng….năm….
Chữ ký
Trên đây là một số thông tin chi tiết về thông báo vi phạm bản quyền. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận