Vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Vi phạm hành chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020)

3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

+ Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

+ Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

+ Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

+ Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

- Trong thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

(Khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020)

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Vi phạm hành chính là gì?

Trả lời: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm các quy định, luật lệ, quy tắc hoặc nghị định của pháp luật cấp hành chính mà không đủ điều kiện để bị xem là tội phạm. Vi phạm hành chính thường bị xử lý bằng các biện pháp hành chính như phạt tiền, tịch thu tài sản, cảnh cáo, hay hạn chế quyền hưởng một số quyền lợi khác.

Câu hỏi 2: Các loại vi phạm hành chính thường gặp là gì?

Trả lời: Các loại vi phạm hành chính thường gặp bao gồm:

  • Vi phạm giao thông: Vượt đèn đỏ, quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, không tuân thủ biển báo giao thông, v.v.
  • Vi phạm hành chính về môi trường: Phóng xạ, xả rác thải không đúng quy định, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép, v.v.
  • Vi phạm hành chính về thương mại: Buôn lậu, vi phạm quy định về giá cả, v.v.
  • Vi phạm hành chính trong lĩnh vực xã hội: Quấy rối công cộng, hành hung người khác, gây rối trật tự công cộng, v.v.

Câu hỏi 3: Hình phạt cho vi phạm hành chính là gì?

Trả lời: Hình phạt cho vi phạm hành chính có thể bao gồm:

  • Phạt tiền: Người vi phạm phải nộp một khoản tiền phạt như một biện pháp trừng phạt.
  • Tịch thu tài sản: Cơ quan chức năng có thể tịch thu các tài sản liên quan đến vi phạm.
  • Cảnh cáo: Cảnh cáo là một biện pháp răn đe để ngăn ngừa việc vi phạm trong tương lai.
  • Hạn chế quyền lợi: Vi phạm có thể bị hạn chế quyền lợi như giữ chức vụ, giữ bằng lái xe, v.v.

Câu hỏi 4: Có cách nào để tránh vi phạm hành chính?

Trả lời: Để tránh vi phạm hành chính, bạn có thể:

  • Tuân thủ luật pháp và quy định của pháp luật.
  • Tăng cường kiến thức về quy định liên quan đến lĩnh vực bạn hoạt động.
  • Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và trách nhiệm cá nhân, xã hội.
  • Cẩn trọng và suy xét trước khi thực hiện các hành động có thể vi phạm pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo