Thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định

thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng
thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng

1. Thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng

Tại khoản 20 của nghị định 100/2018/NĐ – CP : có hiệu lực ngày 15/9/2018 quy định:

“Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa là 10 năm”

Như vậy những chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp sau thời hạn có hiệu lực của nghị định 100/2018/NĐ- CP đều có thời hạn là 10 năm.

Các chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp theo Nghị định 59 hay Nghị định 42 có thời hạn là 05 năm.

Có một số sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực với thời hạn là 05 năm, có thể giải thích rằng luật quy định “Tối đa” là 10 năm nên việc cấp chứng chỉ với thời hạn 05 năm cũng có thể là hợp lý.

2. Căn cứ pháp lý cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Luật Xây dựng 50/2014/QH13.

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

Thông tư 03/2016/TT-BXD;

Thông tư số 17/2016/TT-BXD;

Nghị định 42/2017/NĐ-CP.

3. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của tổ chức

Có giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Những cá nhân đảm nhận chức danh then chốt buộc phải có hợp đồng lao động giao kết với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng về mặt chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo