Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu là thời điểm nào?

Hàng nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và nhập qua cửa khẩu Việt Nam. Trong kỳ kinh doanh, nếu có phát sinh chi phí cho hàng nhập khẩu thì sẽ hạch toán. Vậy thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu là thời điểm nào?. Mời các bạn tham khảo.

Thời điểm Ghi Nhận Hàng Nhập Khẩu
Thời điểm Ghi Nhận Hàng Nhập Khẩu

1. Nhập khẩu là gì?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Các hình thức nhập khẩu

-   Nhập khẩu trực tiếp

Tham gia vào hình thức này, bên mua và bên bán sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với nhau. Các điều khoản và quyền lợi trong hợp đồng thương mại do hai bên tự thống nhất, không bị ràng buộc bởi một đơn vị trung gian nào.

Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến bởi cách thức đơn giản, nhanh chóng. Theo đó, bên nhập khẩu cần nghiên cứu kỹ về thị trường để xác định sản phẩm hay dịch vụ cần nhập. Sau đó tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…

- Nhập khẩu ủy thác

Đối với loại nhập khẩu ủy thác, không chỉ có sự tham gia của bên mua và bên bán mà còn có một bên thứ 3 (đơn vị trung gian). Hình thức này được sử dụng khi người mua hàng thuê một đơn vị khác (ủy thác) đứng ra thay họ nhập khẩu hàng hóa.

Những cá nhân hay doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn khi tự nhập hàng, phần lớn do thiếu kinh nghiệm và không am hiểu về thương mại quốc tế, hoặc không đủ tư cách pháp nhân. Do đó, ủy thác cho một đơn vị trung gian sẽ giúp cho việc nhập lô hàng được nhanh chóng và suôn sẻ. 

Trách nhiệm của bên nhận ủy thác là phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác, giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác.

- Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu hay còn gọi là nhập khẩu hàng đổi hàng, được thực hiện song song với hoạt động xuất khẩu. Hình thức này không dùng tiền tệ mà dùng hàng hóa làm phương tiện trao đổi. Hàng hóa dùng để nhập - xuất có giá trị tương đương nhau.

- Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là hình thức hàng hóa được đưa vào Việt Nam nhưng không để tiêu thụ mà để xuất sang nước thứ 3 nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động này bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, mục đích là để thu ngoại tệ.

- Nhập khẩu gia công

Với nhập khẩu gia công, bên nhận gia công sẽ nhập nguyên liệu từ bên xuất khẩu về để sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng giữa hai bên.

Xét về tính chất, hình thức nhập khẩu gia công và xuất khẩu gia công giống nhau. Mục đích đều là gia công theo yêu cầu của các nước khác.

3. Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu 

Về mặt nguyên tắc kế toán, tài sản được ghi nhận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp có quyền kiểm soát tài sản. Áp dụng đối với trường hợp nhập khẩu hàng tồn kho, tài sản cố định, kế toán cần lưu ý tới điều khoản Incoterms cũng như các quy định khác trong hợp đồng để xác định thời điểm các lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang cho người mua. Đây chính là thời điểm người mua ghi nhận một tài sản trên báo cáo tài chính của mình.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng xét tới hai phương thức nhập khẩu phổ biến là CIF và FOB.

2.1. Đối với điều kiện giao hàng CIF:

“Giao hàng gồm tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người bán thuê tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền cước tàu để chở hàng đến cảng đích quy định, đồng thời phải mua bảo hiểm cho lô hàng này. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.”

2.2. Đối với điều kiện giao hàng FOB:

“Giao hàng lên tàu có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người mua thuê tại cảng bốc hàng quy định. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.”

Như vậy, có thể thấy, trong cả hai trường hợp là CIF và FOB, toàn bộ rủi ro liên quan tới quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao từ người bán sang cho người mua tại thời điểm hàng hóa được giao lên tàu. Căn cứ vào ngày trên Bill of Lading, kế toán ghi nhận một khoản hàng mua đang đi đường (đối với hàng tồn kho) hoặc mua sắm TSCĐ. Việc ghi nhận này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trường hợp hàng đã được giao lên tàu tại thời điểm cuối năm, tuy nhiên phải sang năm sau Công ty mới nhận được hàng. Việc ghi nhận hàng mua đang đi đường (hoặc mua sắm TSCĐ) tại thời điểm cuối năm nhằm phản ánh một cách chính xác quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tại thời điểm này.

Mặt khác, nếu như điều kiện giao hàng là DAP:

“Giao hàng tại nơi đến quy định có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại địa điểm đã thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định, đặt hàng trên phương tiện vận tải, không dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hoá cho đến khi hàng được giao như vậy.”

Như vậy, trong trường hợp này, kế toán chỉ ghi nhận hàng tồn kho, tài sản cố định khi bên bán giao hàng tại địa điểm do doanh nghiệp chỉ định. Doanh nghiệp không phát sinh hàng mua đang đi đường trong trường hợp này.

 

Trên đây là tất cả thông tin về Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu là thời điểm nào? mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo