Tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết theo phương thức trọng tài thương mại chỉ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài. Vậy Thỏa thuận trọng tài là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Thỏa thuận trọng tài là gì ?
Quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài:
Thoả thuận trọng tài thể hiện ý chí, nguyện vọng, thể hiện quyển tự do của các bên trong việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, quyển tự do này cũng phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Khuôn khổ của pháp luật ở đây chính là những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực hoặc vô hiệu của thoả thuận trọng tài. Theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, faX, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp:
1) Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại tức là không thuộc các hoạt động thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lí thương mại; kí gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kĩ thuật, li xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành ví thương mại khác theo quy định của pháp luật;
2) Người kí thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền kí kết theo quy định của pháp luật;
3) Một bên kí thoả thuận trọng tài không có năng lực -hành vi dân sự đầy đủ;
4) Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;
5) Thoả thuận trọng tài không được lập theo hình thức văn bản;
6) Bên kí kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Thoả thuận trọng tài tổn tại độc lập với hợp đồng, ngay cả trường hợp là một điều khoản của hợp đồng. Mọi sự thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hay vô hiệu của hợp đồng đều không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hoặc hết hiệu lực, không thể thi hành hoặc không thể áp dụng được.
2. Trọng tài thương mại quốc tế là gì ?
Quy định về trọng tài thương mại quốc tế: Trọng tài kinh tế tổ chức và hoạt động theo Nghị định 116/GP ngày 5.9.1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.
3. Trọng tài phi chính phủ là gì ?
4. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài
Việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài góp phần mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với nước ngoài, bảo vệ lơi ích của nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của pháp nhân, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Ở Việt Nam, việc công nhận và cho thỉ hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được thực hiện từ ngày 01.7.1993 theo quy định của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài năm 1993; việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được thực hiện từ ngày 01.01.996 theo quy định của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1996. Hiện nay, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được thực hiện theo các quy định tại Phần thứ VI Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, thì toà án Việt Nam chỉ xem xét, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam những bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài trong những trường hợp sau: 1) Bản án, quyết định dân sự của toà án, quyết định của trọng tài nước ngoài của nước mà Việt Nam và nước đó đã kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này; 2) Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành; 3) Quyết định của trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của trọng tài của nước mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.
Ngoài ra, bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó.
Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận.
Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của toà án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ SỞ, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của toà án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của toà án nước ngoài; toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người
gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người phải thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ SỞ, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài;
Người có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài phải gửi đơn yêu cầu kèm theo các giấy tờ được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia đến Bộ Tư pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ đến
Toà án có thẩm quyền giải quyết. Toà án mở phiên họp xét đơn yêu cầu với sự có mặt của người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành nếu người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ hoặc sau hai lần triệu tập hợp lệ mà những người này vẫn vắng mặt. Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm 3 thẩm phán. Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét lại vụ việc mà chỉ kiểm tra đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và các giấy tờ kèm theo với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia để quyết định. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
Đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định của toà án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài để yêu cầu toà án cấp trên trực tiếp xét lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được toà án Việt Nam công nhận và cho thì hành tại Việt Nam được thi hành theo quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án dân sự.
5. Tìm hiểu về công ước NIU YOOC năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
Công ước gồm 16 điều, không có điều khoản cấm bảo lưu, đặc biệt có điều khoản cho phép các nước khi kí, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước có thể tuyên bố về phạm vi áp dụng Công ước đối với mình. Việt Nam gia nhập Công ước theo Quyết định phê chuẩn của Chủ tịch nước kí ngày 28.7.1995. Ngày 15.8.1995, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam kí công hàm gửi Tổng thư kí Liên hợp quốc thông báo về việc Việt Nam gia nhập Công ước, trong đó có tuyên bố phạm vi áp dụng Công ước đối với Việt Nam trên nguyên tắc có đi có lại và đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.
Trên đây là Thỏa thuận trọng tài là gì mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận