Thỏa thuận quốc tịch cho con là gì? [Chi tiết 2024]

Thỏa thuận quốc tịch hay lựa chọn quốc tịch cho con là việc cha mẹ mang hai quốc tịch khác nhau cùng trao đổi, thỏa thuận để đưa ra một văn bản cụ thể gọi là văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con từ đó làm căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm giấy khai sinh cho đối tượng. Để hiểu rõ hơn Thỏa thuận quốc tịch cho con là gì?, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật ACC.

20200730 100341 390572 5 Dieu Ban Chua Bie.max 1800x1800
Thỏa thuận quốc tịch cho con là gì? [Chi tiết 2023]

1. Lựa chọn quốc tịch cho con là gì?

Lựa chọn quốc tịch cho con là việc cha mẹ mang hai quốc tịch khác nhau cùng trao đổi, thỏa thuận để đưa ra một văn bản cụ thể gọi là văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con từ đó làm căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm giấy khai sinh cho đối tượng.

Việc lựa chọn quốc tịch cho con mang những đặc điểm cơ bản:

– Lựa chọn quốc tịch cho con là thỏa thuận của cả bố và mẹ không cùng chung quốc tịch

– Lựa chọn quốc tịch cho con là căn cứ cơ bản để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho đối tượng

– Lựa chọn quốc tịch được tiến hành theo trình tự thủ tục cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2. Quy định của pháp luật về lựa chọn quốc tịch cho con

Theo quy định tại Luật Quốc tịch thì: Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, khi vợ và chồng có quốc tịch khác nhau thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con là Việt Nam hoặc nước ngoài. Việc thỏa thuận này phải được lập bằng văn bản và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định một số vấn đề về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định về trình tự thủ tục thỏa thuận cũng như khai sinh cho con của vợ chồng không cùng quốc tịch:

Thứ nhất: Về vấn đề thẩm quyền đăng kí khai sinh cho con của vợ chồng không cùng quốc tịch phụ thuộc vào việc cha hoặc mẹ có cư trú tại Việt Nam hay không; cụ thể pháp luật Việt Nam quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

– Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của người mẹ hoặc cha.

– Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại uỷ ban nhân dân cấp quận huyện, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam.

Thứ hai: Áp dụng quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi tiến hành khi sinh cho con khi vợ chồng không cùng quốc tịch bao gồm:

– Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định của Nghị định này và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).

– Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài giấy chứng sinh thì phải có mẫu văn bản lựa chọn quốc tịch cho con.  Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.

Thứ ba: Về trình tự, thủ tục tiến hành đăng kí khai sinh, pháp luật Việt nam quy định: Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch của uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho người đi khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

3. Không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì giải quyết như thế nào?

Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau:

1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì con có quốc tịch Việt Nam.

Về thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.”

Theo đó, đến UBND để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con.

Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 36, khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và Điều 9 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

Điều 36. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.

 Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.”

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh

1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điu 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.

Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1141 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo