1. Thỏa thuận hợp tác là gì?
Thỏa thuận hợp tác là một dạng hợp đồng với mục đích nhằm để các bên cùng nhau tham gia làm việc, thực hiện một công việc hoặc một dự án. Đồng thời, cùng nhau thỏa thuận về việc chia lợi nhuận sau khi hoàn thành công việc cũng như chịu trách nhiệm liên quan đến công việc.
Nội dung trong biên bản thỏa thuận hợp tác thường có những nội dung:
- Mục đích, thời hạn hợp tác;
- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
- Tài sản đóng góp, nếu có;
- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
- Điều kiện chấm dứt hợp tác.
2. Hợp đồng hợp tác đầu tư là gì?
– Giải thích thuật ngữ:
Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:
“Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.
Như vậy, các bên có nhu cầu, mục đích và mong muốn quyền lợi cân đối có thể tiến hành hợp tác. Mỗi đối tượng có một tiềm lực, thế mạnh riêng để đóng góp vào công việc chung. Khi đó, việc hợp tác giúp các bên cùng tìm lợi ích, cùng chịu trách nhiệm.
Đầu tư là hoạt động thực hiện trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh. Sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Tức là phải bỏ ra từ ban đầu các giá trị nhất định để thúc đẩy, tìm kiếm lợi nhuận thực tế.
2.1 Khái niệm Hợp đồng hợp tác đầu tư
Hợp đồng hợp tác đầu tư là văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên đầu tư trong nhu cầu tiếp cận sản xuất, kinh doanh. Các bên hướng đến thực hiện đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận cùng nhau. Khi đó, hợp đồng thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các vấn đề về đóng góp công sức, tài sản để thực hiện một công việc nhất định.
Tính chất hợp tác giúp các bên vẫn được có tư cách độc lập, có quyền và trách nhiệm như thỏa thuận. Tìm kiếm, tiến hành các công việc vì mục đích chung đã được thống nhất. Khi đó, từng chủ thể sẽ nhận được phần lợi nhuận từ đầu tư tương ứng.
Trước khi tham gia hợp tác đầu tư các bên phải phân chia rõ lợi nhuận, phân chia tài sản mà không cần thành lập tổ chức kinh tế. Phải thể hiện rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng.
2.2 Đặc điểm của hợp đồng hợp tác đầu tư
Hợp đồng hợp tác đầu tư có những đặc điểm sau đây:
– Nội dung trong hợp đồng hợp tác do các bên xây dựng, thỏa thuận. Nhằm mục đích thực hiện, hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Gắn liền với các nhu cầu, lợi ích mong muốn được tiếp cận. Các bên sẽ gắn kết quyền và nghĩa vụ với nhau qua hợp đồng.
– Hợp đồng hợp tác đầu tư mang tính song vụ. Nhiều bên tham gia, và phải thực hiện nghĩa vụ để nhận được lợi ích tương ứng.
– Hình thức trong hợp đồng không quy định bắt buộc bằng miệng hay văn bản. Tuy nhiên tính chất phức tạp của ràng buộc quyền lợi, của lợi nhuận đầu tư là có. Để tránh những tranh chấp phát sinh sau nay, các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản thể hiện rõ ràng ý chí của các bên.
– Chủ thể thực hiện việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư là các nhà đầu tư có năng lực. Bao gồm các nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài. Bao gồm:
+ Nhà đầu tư trong nước.
+ Nhà đầu tư nước ngoài.
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài.
Theo đó, nhà đầu tư được quy định tại Khoản 18, Khoản 19 và Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2020. Tất cả các chủ thể đủ điều kiện, đủ khả năng và hướng đến hợp tác vì mục đích chung đều có thể tham gia hợp đồng.
3. Quy định về hợp đồng hợp tác đầu tư
3.1 Chủ thể hợp đồng hợp tác đầu tư
Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng là các nhà đầu tư có đủ năng lực, tiêu chuẩn cũng như định hướng hợp tác chung. Bao gồm:
– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước
3.2 Nội dung hợp đồng hợp tác đầu tư
Hợp đồng hợp tác đầu tư cần có những nội dung sau đây:
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.”
3.3 Hình thức của hợp đồng hợp tác đầu tư
Pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ các bên tham gia. Do tính chất phức tạp, ràng buộc cũng như phân chia quyền lợi trên thực tế. Khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ, các cam kết phát sinh từ hợp đồng đầu tư.
Hợp đồng được triển khai theo các yêu cầu về nội dung và hình thức được trình bày bên trên. Để đảm bảo hoàn thành tốt nhất mục đích hợp tác, các bên cần thỏa thuận và xác lập chặt chẽ các quy định trong hợp đồng.
4. Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư
Không có mẫu cố định để áp dụng trong các trường hợp. Trên thực tế, hoạt động hợp tác đầu tư trong dân sự vô cùng đa dạng, phức tạp. Do đó các nhà đầu tư cần đảm bảo quyền lợi của mình bằng các điều khoản quy định chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn phải thể hiện các nội dung cơ bản cần triển khai.
Nội dung cần có trong mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh đảm bảo những nội dung dưới đây:
4.1 Căn cứ soạn thảo hợp đồng
– Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015. Căn cứ để xác định quyền tham gia, xác lập giao dịch dân sự giữa các bên.
– Căn cứ vào tình hình thực tế năng lực và nhu cầu của các bên.
– Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.
4.2 Thông tin các bên tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư
– Tên công ty, doanh nghiệp.
– Tên người đại diện công ty, chức vụ. Đây là chủ thể chịu trách nhiệm quản lý chung, tổ chức thực hiện hợp tác.
– Trụ sở của công ty, nơi diễn ra hoạt động làm việc chính.
– Số tài khoản.
– Điện thoại, các thông tin và cách thức liên hệ.
4.3 Điều khoản các bên đồng ý tham gia hợp tác đầu tư
Xác định tính chất tự nguyện, thiện chí cũng như hướng đến các mục đích cùng nhau tìm kiếm lợi nhuận chung.
– Mục tiêu, phạm vi và định hướng cùng nhau hợp tác.
– Thời hạn của hợp đồng hợp tác đầu tư.
– Góp vốn và phân chia lợi nhuận kinh doanh. Thể hiện cách xác định lợi ích, lợi nhuận tương ứng cho các bên.
– Quyền và nghĩa vụ các bên. Ràng buộc trách nhiệm thực hiện đúng mục đích, tiếp cận lợi nhuận.
– Nguyên tắc về tài chính.
– Điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức, phân công và trách nhiệm của các đối tượng.
– Điều khoản chung.
– Hiệu lực hợp đồng.
5. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng hợp tác đầu tư
– Trong hợp đồng hợp tác đầu tư phải có đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ thực hiện giao dịch. Từ đó xác định đối tượng tham gia, ràng buộc đối tượng đó trong đầu tư.
– Phạm vi hoạt động và định hướng rõ ràng mục tiêu hợp tác. Để xác định được hiệu quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của các đối tác.
– Phân chia kết quả và công sức, đóng góp của các bên tham gia hợp đồng. Phân chia và xác định quyền lợi, giá trị lợi nhuận thực tế.
– Tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư dựa trên mong muốn và ý chí của mỗi bên. Trên cơ sở nội dung chính của hợp đồng đã được luật hóa và các quy định của pháp luật dân sự để thỏa thuận điều khoản chung của hợp đồng. Từ đó cũng ràng buộc trách nhiệm tương ứng nếu có hành vi vi phạm hợp đồng.
Nội dung bài viết:
Bình luận