Thỏa thuận hợp đồng kinh tế là gì? [Chi tiết 2024]

Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thoả thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Thỏa thuận hợp đồng kinh tế là gì?

Noi Dung Hop Dong Dan Su Moi Nhat Hien Nay

Thỏa thuận hợp đồng kinh tế là gì?

1. Thoả thuận hợp đồng kinh tế là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có khái niệm cụ thể về Hợp đồng kinh tế. Trước đây, các vấn đề xung quanh loại Hợp đồng này được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.Theo Pháp lệnh, Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.
Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng dựa trên các quy định của Luật Thương mại thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại…Hoặc, nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản…

2. Khi nào thì một thỏa thuận được coi là hợp đồng?

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, muốn được công nhận là hợp đồng thì thỏa thuận phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau:

- Thứ nhất: Phải có ít nhẩt hai bên chủ thể

Khác với giao dịch là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một bên chủ thể như di chúc, hứa thưởng; hợp đồng phải là sự thể hiện ý chí của ít nhất hai bên chủ thể. Cần lưu ý rằng ở đây có sự tham gia của hai bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng chứ không phải là hai người vì mỗi bên có thể bao gồm một hoặc nhiều người. Thông thường, một hợp đồng bao gồm hai bên nhưng cũng có những hợp đồng có thể bao gồm ba, bốn bên... được gọi chung là hợp đồng đa phương.

Ví dụ: A và B thỏa thuận với nhau là A sẽ cho B vay 100 triệu trong một năm, sau một năm B sẽ trả lại tiền cho A bao gồm cả gốc và lãi. Trong trường hợp này thỏa thuận cho vay tiền giữa A và B là hợp đồng, A là bên cho vay, B là bên vay.

- Thứ hai: Phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên

Không phải cứ có hai bên chủ thể bày tỏ ý chí thì có thể hình thành nên hợp đồng. Ví dụ: Bên bán đưa ra giá bán mà bên mua trả giá thấp hơn nhưng không được bên bán chấp nhận thì không thể hình thành nên hợp đồng. Hợp đồng chỉ có thể được hình thành nếu sự thỏa thuận của các bên đạt được đến sự thống nhất tức là ý chí của hai bên đã đồng thuận và cùng chấp nhận một hậu quả pháp lý sẽ hình thành khi hợp đồng được giao kết.

- Thứ ba: Sự thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Không phải mọi sự thỏa thuận và có sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên thì đều hình thành nên hợp đồng. Ví dụ như thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận một cuộc hẹn... không phải là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận có hậu quả pháp lý nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng.

3. Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay

Đối tượng của hợp đồng kinh tế rất rộng và đa dạng và mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể lại có những nét đặc trưng riêng. Với những đặc trưng riêng đó thì lại được điều chỉnh, chi phối bằng pháp luật liên quan khác nhau để 02 bên tham gia áp dụng đúng quy định pháp luật.

Hiện nay các loại hợp đồng kinh tế chúng ta thường thấy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại như:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa;

– Hợp đồng kinh tế song ngữ.

– Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh..

– Hợp đồng kinh tế xây dựng.

– Hợp đồng kinh tế thương mại.

– Hợp đồng dịch vụ;

– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư như:  Hợp đồng hợp tác kinh doanh,

– Hợp đồng liên doanh liên kết;

– Hợp đồng thương mại đặc thù như hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…

4. Phân biệt hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận

Hợp đồng thỏa thuận Biên  bản thỏa thuận
Khái niệm Là sự bàn bạc, thống nhất ý chí trên cơ sở tự nguyện về việc xác nhận, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận. Là văn bản thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong biên bản thỏa thuận.
Hình thức Bằng miệng, văn bản Bằng văn bản
Nội dung Tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia thỏa thuận với nhau nhằm xác định quyền, nghĩa vụ dân sự nhất định như chủ thể hợp đồng, đối tượng, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, phạt vi phạm, điều khoản về giải quyết tranh chấp.... Do hai bên cùng tiến hành trao đổi, đề bạt và đưa ra các điều khoản rồi cùng tiến hành ký kết, tuân thủ theo, thực hiện theo những gì các bên đã cam kết trong biên bản thỏa thuận
Trình tự, thủ tục - Bước 1: Đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận

- Bước 2: Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận

- Bước 3: Chấp nhận đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận

Được xác lập khi các bên thống nhất ý kiến, xác lập mối quan hệ pháp lý. Các bên tham gia sẽ chủ động gặp mặt nhau và tiến hành thỏa thuận xác lập, xây dựng biên bản thỏa thuận cùng giải quyết vấn đề.

 

Hậu quả pháp lý Phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Do biên bản thỏa thuận có thể thể hiện ý chí của một bên hoặc sự thống nhất của các bên nhưng không có hậu quả pháp lý xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
Ví dụ: Bên A bán nhà cho bên B với hợp đồng kèm theo. Nếu như bên B không thức thanh toán đúng thời gian quy định trong hợp đồng thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên B bồi thường những thiệt hại phát sinh. Trong trường hợp xấu nhất, bên A có thể kiện bên B ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên A và bên B cùng xác lập một thỏa thuận hôn nhân và cam kết thực hiện nó, Thỏa thuận này và các cam kết trong thỏa thuận không được trái pháp luật. Hình thức hôn nhân duy nhất được pháp luật bảo hộ là "Giấy chứng nhận kết hôn".

Nhìn chung Hợp đồng thỏa thuận và Biên bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. Biên bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như Hợp đồng thỏa thuận và đều có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra Tòa án.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thỏa thuận hợp đồng kinh tế là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1082 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo