Khi có quan hệ mua bán qua lại giữa 2 hoặc 3 bên, mà mỗi bên vừa là người mua, vừa là người bán, các bên thường thực hiện thủ tục cấn trừ công nợ. Trong phạm vi bài viết sau đây, ACC sẽ đề cập đến thỏa thuận cấn trừ công nợ 3 bên. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.
Thỏa thuận cấn trừ công nợ 3 bên
1. Thỏa thuận là gì ?
Thỏa thuận là sự nhất trí chung (không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hóa được tất cả các tranh chấp.
Thỏa thuận là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên.
Hình thức của thoả thuận
Thỏa thuận có thể được thể hiện dưới dạng lời nói trực tiếp giữa các bên hoặc dưới dạng văn bản ( như hợp đồng- khi các bên đã thống nhất tiến tới giao kết hợp đồng với những điều khoản như đã thỏa thuận; hoặc biên bản thỏa thuận- khi các bên tiến hành gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc để đi đến thỏa thuận thống nhất và quá trình thỏa thuận đó giữa các bên được ghi nhận thành văn bản)
Bản thỏa thuận cũng là một dạng hình thức khác của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản để trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia, tuy nhiên xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận.
2. Cấn trừ công nợ là gì?
Cấn trừ công nợ hay bù trừ công nợ được hiểu là một loại giao dịch, hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ, hàng hóa giữa các đơn vị. Các đơn vị này sẽ đóng vai trò là người mua lại vừa là người bán lại. Trong quá trình hợp tác, nếu có phát sinh giao dịch thì hai bên phải lập biên bản bù trừ công nợ.
Khi một đối tượng vừa có công nợ phải thu, vừa có công nợ phải trả (vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp). Để tiến hành thủ tục cấn trừ công nợ, kế toán thường cần:
– Xác định những loại chứng từ thực hiện cấn trừ công nợ của đối tượng.
– Tiến hành bù trừ giữa khoản phải thu và phải trả.
– Cập nhật công việc cấn trừ công nợ vào một sổ theo dõi riêng.
Hàng tháng, từng bộ phận sẽ tiến hành lập biên bản đối chiếu công nợ, bao gồm: số dư đầu kỳ, phát sinh có trong tháng và tổng số tiền trong tháng. Lúc này, kế toán sẽ cần đối chiếu toàn bộ hóa đơn, chứng từ mua hàng của các đơn vị thành viên cần đối chiếu công nợ.
Nếu có sai sót giữa các bên, kế toán cần đối chiếu lại công nợ để xác định nguyên nhân. Ví dụ, nếu lỗi xuất phát từ bên B và liên quan đến số lượng hàng hóa thì bên A có quyền hủy biên bản đối chiếu công nợ. Bên B sẽ là người phải xác nhận lại và tiến hành làm lại bản đối chiếu.
3. Thủ tục cấn trừ công nợ 3 bên
Nếu quan hệ cấn trừ công nợ xuất hiện giữa ba bên như sau: công ty thứ nhất có quan hệ mua bán hàng hóa với công ty thứ hai và công ty thứ hai có quan hệ mua bán hàng hóa với công ty thứ ba. Tại thời điểm này, công ty thứ hai đề nghị cấn trừ công nợ giữa bên thứ nhất và bên thứ ba.
Trong trường hợp này, việc ghi sổ kế toán sẽ vẫn như cũ, tuy nhiên việc hạch toán cho cả ba bên sẽ được thực hiện và thủ tục cấn trừ công nợ sẽ diễn ra ở một công ty thứ ba – công ty thực hiện bù trừ công nợ với công ty thứ nhất.
Ví dụ về hạch toán cấn trừ công nợ:
Công ty A đã mua hàng hóa từ Công ty B, trị giá 110 triệu đồng. Trước đây, Công ty B mua nguyên vật liệu của Công ty C để sản xuất hàng hóa của Công ty A với giá 66 triệu đồng (chưa thanh toán cho Công ty C). Ba bên thống nhất sẽ thanh toán hết số nợ giữa Công ty C và Công ty A, số tiền còn lại Công ty A sẽ thanh toán qua ngân hàng. Các công ty A, B và C làm một biên bản cấn trừ công nợ như thỏa thuận trên.
Hướng dẫn hạch toán:
Công ty A:
Khi mua hàng của Công ty B, kế toán ghi:
Nợ TK 156: 100 triệu
Nợ TK 133: 10 triệu
Có TK 331 – công ty B: 110 triệu
Kế toán viên công ty A ghi nhận khoản nợ công ty C chuyển từ công ty B:
Nợ TK 331 – Công ty B: 66 triệu
Có TK 331- Công ty C: 66 triệu
Lúc này, Công ty A phải trả cho B 44 triệu và phải trả cho C 66 triệu
Tại công ty B, kế toán cấn trừ công nợ 3 bên và hạch toán:
Nợ TK 331 – Công ty C: 66 triệu
Có TK 131 – Công ty A: 66 triệu
Tại Công ty C, kế toán ghi:
Nợ TK 131 – Công ty A: 66 triệu
Có TK 131 – Công ty B: 66 triệu
Những quy định liên quan đến thủ tục cấn trừ công nợ
Về thuế GTGT:
Căn cứ theo khoản 10 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định các trường hợp không dùng tiền mặt được khấu trừ thuế GTGT:
- a) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán hoặc đi vay, phương thức thanh toán được quy định trong hợp đồng và phải có biên bản xác định hai bên liên quan đến hàng hoá và dịch vụ đã mua. Trường hợp xử lý nợ thông qua bên thứ ba thì phải có biên bản xử lý nợ của ba (3) bên để làm căn cứ khấu trừ thuế.
- b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức cấn trừ công nợ như vay, mượn tiền; trả nợ thông qua bên thứ ba, trong hợp đồng có quy định cụ thể thì phải có hợp đồng vay, cho vay dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ được mua và số tiền người bán hỗ trợ cho người mưa, hoặc nhờ người mua chi hộ.
Về thuế TNDN:
Căn cứ tại quy định khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định các khoản được trừ khi tính thuế TNDN:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
- Trừ các khoản chi không được trừ quy định tại khoản 2 Điều này, nếu doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây thì được trừ mọi khoản chi:
- a) Các khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- c) Trường hợp hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Để việc thanh toán cấn trừ công nợ hợp lý và đủ điều kiện để được miễn thuế GTGT, cần phải:
– Hợp đồng mua bán (quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán bù trừ công nợ).
– Biên bản xử lý công nợ của hai bên (phải có xác nhận của hai bên).
– Chứng từ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
– Kế toán cần nắm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục cấn trừ công nợ
4. Nội dung mẫu biên bản cấn trừ công nợ
– Biên bản cấn trừ công nợ cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
– Tên biên bản: Biên bản cấn trừ công nợ.
– Đầy đủ thông tin ngày lập biên bản, thời gian, ngày/ tháng/ năm.
– Đầy đủ thông tin của các bên liên quan:
+ Họ tên.
+ Địa chỉ.
+ Thông tin liên hệ của các bên: SĐT, email.
+ Người đại diện.
+ Nội dung biên bản.
+ Ghi rõ bên A hay bên B là người vay nợ.
+ Tổng số tiền vay.
+ Số tiền vay sẽ được thực hiện thủ tục cấn trừ công nợ như thế nào.
+ Sau khi thực hiện thủ tục cấn trừ công nợ thì còn nợ hay không.
+ Ký tên.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về thỏa thuận cấn trừ công nợ 3 bên. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận