Thị trường M&A là gì? [Cập nhật 2024]

M&A là một cụm từ không quá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, khi nhắc đến M&A, thường chỉ những người trong lĩnh vực kinh doanh hay pháp lý mới hiểu. Vậy Thị trường M&A là gì?, nếu bạn quan tâm, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

M&a Là Gì/ Phú Gia Thịnh
Thị trường M&A là gì?

1. Thị trường M&A là gì?

M&A là viết tắt của từ Mergers – Sáp nhập và Acquisitions – Mua lại. M&A là hành động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp thông qua việc mua bán và sáp nhập các sản phẩm, dịch vụ hoặc mua bán/sáp nhập 2 doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường kinh tế.

M&A mặc dù được dùng chung nhưng 2 hành động: Sáp nhập và mua lại lại có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

  • M – Mergers (Sáp nhập): Những công ty hoạt động riêng lẻ, độc lập sáp nhập trở thành 1 doanh nghiệp duy nhất. Các đơn vị này có thể là đối thủ cạnh tranh, hoặc có chung nhà cung cấp – khách hàng.
  • A – Acquisitions (Mua lại): Một doanh nghiệp mua lại 1 phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của doanh nghiệp khác, sau đó có thể dành toàn bộ quyền kiểm soát công ty đã mua lại. Hoạt động mua lại thường là công ty có quy mô lớn, tầm cỡ mua lại các doanh nghiệp nhỏ và giành quyền kiểm soát.

Kết quả của 2 hành động M&A là như nhau, nhưng mối quan hệ giữa 2 đối tượng là khác nhau, quyết định việc “Sáp nhập” hay “Mua lại”.

2. Lợi ích và hạn chế của thương vụ M&A

Hoạt động M&A được diễn ra thường xuyên, liên tục giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Dù đem lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp nhưng hoạt động M&A cũng có một số hạn chế

2.1. Lợi ích của M&A

Một số lợi ích của M&A có thể kể tới như: 

  • Hoạt động M&A nâng cao quy mô của doanh nghiệp, từ đó cải thiện hiệu quả kinh tế. Bởi khi quy mô sản xuất, vận hành hệ thống tăng, công ty sẽ mua nguyên liệu với số lượng lớn và giá thành rẻ hơn, qua đó cải thiện hiệu suất sản xuất kinh doanh tối ưu hơn.
  • Hoạt động M&A giúp doanh nghiệp tăng thị phần, nhờ việc tập hợp các nguồn lực, nhóm khách hàng mục tiêu.
  • M&A giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực phân phối, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực. Hoạt động M&A giúp mở rộng về mặt địa lý, gia tăng chi nhánh, từ đó cải thiện kênh phân phối hàng hóa.
  • M&A sáp nhập và mua lại sẽ tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty mới, từ đó nâng cơ hội phát triển mở rộng.
  • Hoạt động M&A sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Bởi 2 tài chính và lợi nhuận của 2 công ty khi hợp lại sẽ lớn hơn một.

2.2. Hạn chế của M&A

Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động M&A mang lại, việc sáp nhập và mua lại cũng có những hạn chế như:

  • Việc mua lại một doanh nghiệp sẽ tốn kém chi phí rất lớn, để nắm giữ kiềm kiểm soát doanh nghiệp đó.
  • Các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động M&A khá phức tạp, yêu cầu chi phí cao cho việc xử lý pháp lý.
  • Việc tập trung vào mua lại 1 doanh nghiệp khác có thể khiến công ty của bạn bỏ qua nhiều cơ hội giao dịch, mua bán khác trên thị trường.
  • Sự xung đột tiêu cực từ việc sáp nhập 2 doanh nghiệp với nhau có thể gây khó khăn cho việc quản lý, vận hành, rủi ro giảm giá cổ phiếu trên thị trường.

3. Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A

M&A là hoạt động kinh doanh quen thuộc trong nền kinh tế toàn cầu và cả ở Việt Nam. Các hình thức M&A diễn ra cần tuân thủ theo quy định pháp luật, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của thị trường.

Dưới đây là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A mà các doanh nghiệp cần tuân thủ:

  • M&A được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Cụ thể, Luật Doanh nghiệp quy định về khái niệm, trình tự thủ tục việc sáp nhập, mua lại, áp dụng đối với từng mô hình công ty.
  • M&A thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020: Theo đó, hoạt động M&A được coi là hình thức đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có thể mua lại 1 phần hoặc toàn bộ công ty mục tiêu.
  • M&A thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh: Hoạt động sáp nhập, mua lại là hình thức tập trung kinh tế. Hình thức M&A sẽ bị cấm khi việc sáp nhập, mua lại gây ảnh hưởng và hạn chế một cách đáng kể cho thị trường kinh tế Việt Nam.
  • M&A thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán: Việc sáp nhập, mua lại của công ty chứng khoán, quản lý quỹ cần được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
  • M&A thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng: Việc sáp nhập, chia tách hay mua lại của các tổ chức tín dụng cần được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước.
  • Ngoài ra, hoạt động M&A cần tuân thủ các cam kết trong các hiệp định, tổ chức: GATT/GATS/WTO, khu vực ASEAN, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hóa liên quan đến hoạt động M&A.

Doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cần đánh giá và xem xét quy định trong các Luật, cam kết và hiệp định kinh tế liên quan, để tránh các sai phạm đáng tiếc.

4. Quy trình tiến hành M&A chi tiết nhất

Bước 1: Xây dựng chiến lược M&A

Đầu tiên, trước khi bước vào quá trình M&A, đầu tiên người quản lý là Giám đốc điều hành hay lãnh đạo cấp cao cần xây dựng, phát triển chiến lược M&A rõ ràng về những gì họ mong muốn đạt được từ việc mua lại và kế hoạch, phương thức để đạt được mục tiêu đó.

Bước 2: Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A

Xác định các tiêu chí chính để xác định các công ty mục tiêu tiềm năng (ví dụ: lợi nhuận, vị trí địa lý hoặc cơ sở khách hàng)

Bước 3: Đánh giá các mục tiêu tiềm năng

Người quản lý sử dụng các tiêu chí tìm kiếm được xác định của họ để tìm kiếm và sau đó đánh giá các công ty mục tiêu tiềm năng từ danh sách đã được lập.

Bước 4: Bắt đầu lập kế hoạch mua lại

Người thâu tóm liên hệ với một hoặc nhiều công ty đáp ứng tiêu chí tìm kiếm của mình và dường như cung cấp giá trị tốt; mục đích của các cuộc hội thoại ban đầu là để có thêm thông tin và để xem mức độ phù hợp của việc sáp nhập hoặc mua lại công ty mục tiêu là

Bước 5: Thực hiện phân tích định giá

Giả sử các liên lạc và cuộc hội thoại ban đầu diễn ra tốt đẹp, người thâu tóm yêu cầu công ty mục tiêu cung cấp thông tin đáng kể (tài chính hiện tại, v.v.) để cho người thâu tóm đánh giá thêm mục tiêu, cả về doanh nghiệp và mục tiêu mua lại phù hợp

Bước 6: Đàm phán

Sau khi sản xuất một số mô hình định giá của công ty mục tiêu, người thâu tóm phải có đủ thông tin để cho phép nó xây dựng một đề nghị hợp lý; Khi đề xuất ban đầu đã được trình bày, hai công ty có thể thương lượng các điều khoản chi tiết hơn

Bước 7: Thẩm định

Sự thẩm định nhằm mục đích xác nhận hoặc điều chỉnh giá trị của công ty mục tiêu bằng cách tiến hành kiểm tra và phân tích chi tiết mọi khía cạnh của hoạt động của công ty mục tiêu – các chỉ số tài chính, tài sản và nợ, khách hàng, nguồn nhân lực,…

Bước 8: Hợp đồng mua bán

Khi không có vấn đề lớn phát sinh, bước tiếp theo là thực hiện hợp đồng mua bán cuối cùng; các bên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về loại thỏa thuận mua hàng, cho dù đó là mua tài sản hay mua cổ phần.

Bước 9: Tài chính

Khi thỏa thuận ký kết, các nhà đầu tư thường nhận được một cổ phiếu mới trong danh mục đầu tư của họ – cổ phiếu mở rộng của công ty mua lại. Đôi khi các nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phiếu mới xác định một thực thể doanh nghiệp mới được tạo ra bởi thỏa thuận M&A. Trong một vụ sáp nhập mà một công ty mua một công ty khác, công ty mua lại sẽ thanh toán cho cổ phiếu của công ty mục tiêu bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc cả hai.

Bước 10: Kết thúc giao dịch

Kết thúc giao dịch, các nhóm quản lý của mục tiêu và người thâu tóm làm việc cùng nhau trong quá trình sáp nhập hai công ty. Người mua và Người bán thường có một số điều chỉnh tài chính sau khi kết thúc và Người mua phải tích hợp công ty được mua lại vào công ty mẹ hoặc đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp độc lập.

5. Lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

  • Điều kiện về tiếp cận thị trường: Đối với những thương vụ M&A xuyên biên giới với một bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài, pháp luật của mỗi quốc gia thường đặt ra những tiêu chí nhất định để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong các thương vụ M&A hay những hạn chế về ngành nghề đầu tư, về vốn, giá trị cổ phần được phép sở hữu trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần,… Những quy định này được cụ thể hóa trong các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật chuyên ngành mà Việt Nam đã ký kết và ban hành. Để thuận tiện cho việc tra cứu, Quý khách hàng có thể tham khảo các điều kiện này trên cổng thông tin về đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề mình tham gia.
  • Liên quan đến pháp luật cạnh tranh: M&A là một hành vi mang tính tập trung kinh tế. Trong trường hợp một doanh nghiệp lớn thâu tóm hết các doanh nghiệp trong cùng một thị trường, doanh nghiệp này sẽ nắm được sức mạnh thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chi phối nó để trục lợi, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Để tránh được điều này, pháp luật Việt Nam quy định việc tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam, vì vậy, trước khi tiến hành M&A, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ tập trung kinh tế lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để đánh giá sơ bộ.
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Doanh nghiệp tư nhân được quyền cho thuê hay bán Doanh nghiệp của mình không?

Theo quy định, doanh nghiệp tư nhân thì có toàn quyền đối với doanh nghiệp của mình trong việc cho thuê hay bán doanh nghiệp đó. Trong trường hợp cho thuê doanh nghiêp tư nhân phải có văn bản thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế biết trước 03 ngày cho thuế.

6.2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải chịu những khoản nợ sau khi bán doanh nghiệp?

Theo quy định, mặc dù đã bán doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức khác nhưng nghĩa vụ trả nợ vẫn thuộc về chủ doanh nghiệp trước đó theo quy định pháp luật. Tuy nhiên nếu chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua lại doanh nghiệp và ngân hàng có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó.

6.3. Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán doanh nghiệp phải có chữ ký của ai?

Theo quy định, trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệp thì người mua phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân) cần có chữ ký của người bán (chủ doanh nghiệp cũ).

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thắc mắc Thị trường M&A là gì? mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (849 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo