Trong bối cảnh hiện nay, một sự sai lầm trong quyết định của nhà quản trị có thể gây ra hậu quả không thể khôi phục được cho doanh nghiệp, thậm chí cả cho một tập đoàn kinh tế. Trong số các nguyên nhân dẫn đến sai lầm của nhà quản trị, một yếu tố quan trọng là việc đánh giá sai tình hình tài chính thông qua những con số kế toán. Do đó, cần thiết phải giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh từ những con số này. Điều này đặt ra một yêu cầu quan trọng cho sự xuất hiện của các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ kế toán nói riêng trong nền kinh tế thị trường.

1. Thực trạng hoạt động dịch vụ kế toán Việt Nam hiện nay.
Sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện chính thức của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán ở nước ta là sự ra đời của hai công ty cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam: công ty Kiểm toán Việt Nam – VACO và Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Kế toán – AASC (13/05/1991)
Thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam ban đầu hình thành gặp không ít khó khăn và thử thách: Chế độ kế toán lạc hậu nhiều so với thực tế đòi hỏi, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán nói riêng mới chỉ dừng lại ở Pháp lệnh (Pháp lệnh kế toán và thống kê ban hành từ năm 1988 và đã không còn phù hợp), chưa xây dựng và ban hành được Luật Kế toán, cũng chưa có một Chuẩn mực kế toán Việt Nam nào được ban hành làm khuôn mẫu nghề nghiệp cho những người cung cấp dịch vụ kế toán, kế toán…Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn và thách thức ban đầu đó, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam từ chỗ chỉ có hai công ty, đến nay đã có tới hơn 230 công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính – kế toán và kiểm toán với số nhân viên lên đến gần 7000 người, trong số khoảng gần 2.500 người có chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên, có khoảng gần 1.500 người đăng ký hành nghề, thuộc đủ các thành phần kinh tế (với hàng trăm chi nhánh và văn phòng tại các địa phương trong cả nước). Trong số các công ty kế toán, kiểm toán được Bộ Tài chính cho phép kiểm toán tại các DN thì có gần 30 công ty được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy chấp thuận kiểm toán các công ty chứng khoán, công ty niêm yết thị trường chứng khoán.
Hiện nay có 4 công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là: công ty KPMG, PwC, Grant Thornton, Ernst&Young và gần 10 công ty kiểm tóan, tư vấn tài chính của Việt Nam được các công ty kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên như: A&C, U&I, UHY, ACPA, ACA Group, AC&C, Vietauditor, DTL…Sự hiện diện của các công ty kiểm toán này tại Việt Nam đã thúc đẩy quá trình cạnh tranh hơn nữa giữa các công ty kiểm toán, buộc tất cả các công ty đều phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán tại Việt Nam, bước đầu đã khẳng định vị thế của các côg ty kiểm tóan Việt Nam trên trường quốc tế. Tính đến thời điểm hiện nay đã có 59 đơn vị và cá nhân đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán với hơn 130 kế toán viên hành nghề
Xét về doanh thu trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, doanh thu của toàn ngành kế toán kiểm toán đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao, năm 2006, doanh thu của toàn ngành đạt 888 tỷ đồng. Đây là một con số rất đáng khích lệ, thể hiện sự cố gắng của các công ty kế toán, tư vấn tài chính, kế toán cũng như chứng tỏ sự chấp nhận của thị trường ngày càng rộng hơn đối với loại thị trường ngày càng rộng hơn đối với loại hình dịch vụ này.
Hơn nữa, kể từ khi Luật Kế toán ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho sự phát triển của thị trường dịch vụ kế toán. Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp cũng đang được ban hành và hoàn thiện góp phần quan trọng vào việc hướng dẫn hoạt động, nâng cao chất lượng của các hoạt động dịch vụ kế toán. Thêm vào đó là sự phát triển của hai hội nghề nghiệp lớn là: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), tạo ra diễn đàn về chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến các chính sách, kiến thức mới…góp phần nâng cao trình độ cho các kế toán, kiểm toán viên. Tuy nhiên, mặc dù có những bước phát triển nhưng thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán nói chung và thị trường dịch vụ kế toán nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế:
Một là, sức cạnh tranh của đa số các công ty kiểm toán yếu. Ngoài một số ít công ty kiểm toán tư vấn tài chính là thành viên hãng quốc tế và 100% vốn nước ngoài thì đa số các công ty còn lại chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Ngay cả các công ty kiểm toán, tư vấn lớn ở nước ta vẫn chưa theo kịp trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ của thế giới. Do đó, các công ty Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai, đặc biệt là khi Hiệp định Thương mại thế giới (WTO) về kế toán, kiểm toán được thực hiện.
Hai là, đội ngũ chuyên gia kế toán thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trong khi công tác đào tạo cán bộ hầu như chỉ được quan tâm ở một số công ty lớn, còn ở các công ty nhỏ thì rất ít được đề cập đến do hạn chế về kinh phí, thời gian và chuyên gia giỏi.
Ba là, loại hình dịch vụ kế toán chưa được phổ biến rộng rãi, trong các loại hình dịch vụ do các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán công bố thì dịch vụ kế toán chỉ chiếm khoảng 5-10%. Hơn nữa xét trên toàn ngành hầu như ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa mang lại lợi nhuận cao.
Bốn là, các văn bản pháp lý thiếu sự thống nhất, đồng bộ, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán chưa hoàn thiện, thiếu những quy định pháp luật cần thiết để kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán…
2. Định hướng phát triển thị trường dịch vụ kế toán ở Việt Nam.
Việt Nam đã đạt được bước tiến dài trên con đường gia nhập WTO. Cùng với đó là niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng sẽ tăng lên đáng kể, chúng ta sẽ có cơ hội được tiếp nhận nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư từ các công ty, tập đoàn danh tiếng trên thế giới. Nhưng đi liền theo đó là sức ép về cạnh tranh giữa các DN trong nước sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Lúc này, kế toán trở thành một công cụ quản lý đắc lực và hữu hiệu mà bất cứ một DN nào cũng phải quan tâm. Việc đòi hỏi những thông tin tài chính minh bạch, những số liệu kế toán “sạch” để thu hút niềm tin nơi nhà đầu tư sẽ mở ra một thị trường rộng lớn cho các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán. Để có thể phát triển thị trường này một cách hiệu quả, cần có những định hướng tích cực cho tất cả các nhân tố tham gia thị trường.
Về phía nhà nước, cần tạo dựng đầy đủ và hoàn thiện khung pháp lý để phát triển dịch vụ kế toán đảm bảo cạnh tranh giữa các DN nói chung và công ty cung cấp dịch vụ kế toán nói riêng tạo ra môi trường pháp luật tốt cho hoạt động của các công ty kế toán và tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán. Cụ thể như:
– Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán DN đã ban hành và ban hành mới các chuẩn mực chưa có…
– Bộ Tài chính nên sớm rà soát Quy chế quản lý hành nghề kế toán.
– Hòan thiện các văn bản pháp lý về trách nhiệm của các công ty kế toán đối với chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán.
– Tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của kế toán viên, tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán.
– Nhà nước (Chính phủ, bộ Tài chính) chuyển giao mạnh và nhiều hơn nữa những công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán từ các cơ quan nhà nước sang các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
– Thành lập ngay các tổ chức nghề nghiệp đúng nghĩa, đúng vai trò, chức năng hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho các tổ chức hành nghề kế toán.
– Giải quyết triệt để các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán không đúng quy định.
Về phía tổ chức Hội nghề nghiệp
– VAA, VACPA và sắp tới là VAPAP cần nâng cao năng lực hoạt động và trách nhiệm xã hội của tổ chức nghề nghiệp. Đổi mới và phát triển mạnh mẽ, chủ động hơn về tổ chức và hoạt động để thực sự là một tổ chức độc lập, mang tính nghề nghiệp cao. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về quy chế, nhân sự, và điều kiện cơ sở vật chất để tiếp nhận và triển khai có hiệu quả công tác đào tạo và quản lý nghề nghiệp mà Bộ Tài chính đã chuyển giao.
– Tăng cường kiểm soát của các cơ quan quản lý hành nghề đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán.
– Bộ Tài chính, VAA, VACPA, VAPAP cần tiến hành các thủ tục cần thiết để Chứng chỉ kế toán viên, Kiểm toán viên của Việt Nam cấp được thừa nhận rộng rãi ở các quốc gia khu vực và thế giới.
3. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để bạn phân tích một bảng cân đối kế toán?
Bảng cân đối kế toán của một công ty có thể được đánh giá bằng ba loại thước đo chất lượng đầu tư chính: vốn lưu động hoặc thanh khoản ngắn hạn, hiệu suất tài sản và cơ cấu vốn hóa.
Hệ số khả năng thanh toán là gì?
Đâу lầ các hệ ѕố thanh khoản của doanh nghiệp, có chức năng phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ haу không.
Ý nghĩa của tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là gì?
Hệ ѕố nàу thể hiện tỷ lệ giữa ᴠốn chiếm dụng ᴠà ᴠốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nàу cao hơn 100% thì đồng nghĩa ᴠới ᴠiệc doanh nghiệp chiếm dụng ᴠốn nhiều hơn là bị chiếm dụng, ᴠà ngược lại.
Nội dung bài viết:
Bình luận