Xây dựng là một trong những ngành nghề có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, để quản lý được hoạt động xây dựng cũng như các vấn đề phát sinh liên quan pháp luật nước ta đã quy định về các loại chứng chỉ năng lực khi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Vậy quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không và đăng ký thi chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1 như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Đăng ký thi chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1.
Đăng ký thi chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1
1. Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
Chứng chỉ có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu. Chứng chỉ được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu
- Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ
- Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.
Bộ Xây dựng là cơ quan cấp phát, quản lý và thu hồi chứng chỉ xây dựng.
2. Khi nào cần chứng chỉ năng lực xây dựng?
Bắc buộc có chứng chỉ năng lực xây dựng
Chứng chỉ năng lực trong xây dựng được quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định những hoạt động phải có chứng chỉ này. Cụ thể ở khoản 1 Điều 83 của nghị định:
Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm định xây dựng;
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Như vậy các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng trên đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng; thì mới có đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước. Hoạt động xây dựng sẽ được quy định theo nội dung có ghi trên chứng chỉ năng lực xây dựng.
Trường hợp không cần chứng chỉ năng lực xây dựng
Cũng trong điều luật trên, quy định một số hoạt động, lĩnh vực không bắt buộc phải có như:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực; một dự án
- Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
- Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình
- Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình
- Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này
- Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép xây dựng
3. Đăng ký chứng chỉ hoạt động xây dựng hạng 1
Việc tổ chức thi chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1 sẽ được thực hiện theo hình thức là thi trắc nghiệm.
Đề thi sát hạch gồm có 15 câu về kiến thức chuyên môn và 10 câu về kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Những câu hỏi này sẽ được lấy từ bộ câu hỏi trắc nghiệm một cách ngẫu nhiên. Thời gian thi sát hạch tối đa là 30 phút.
Điểm tối đa của mỗi đề sát hạch là 100 điểm, bao gồm 60 điểm cho phần kiến thức chuyên môn, 40 điểm cho phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Kết quả của thi sát hạch phải trreen 80 điểm thì mới đạt yêu cầu xét cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Trong trường hợp được miễn thi sát hạch về kiến thức chuyên môn thì cá nhân đó phải đạt tối thiểu 32 điểm về kiến thức pháp luật.
4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cá nhân hạng 1
Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền theo một trong các phương thức: trực tiếp, bưu điện hoặc nộp qua mạng trực tuyến.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được làm theo mẫu, kèm theo đó là 02 ảnh màu có kích cỡ 4x6cm và có nền màu trắng.
- Tệp tin có chứa ảnh màu của bản chính các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp bởi những cơ sở đào tạo hợp pháp tên đầy đủ là chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng.
- Tệp tin có chứa ảnh màu của bản chính Bản kê khai kinh nghiệm của cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp nơi cá nhân đó làm việc hoặc thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp nếu như cá nhân đó là hội viên của tổ chức đó.
- Tệp tin có chứa ảnh màu của bản chính những hợp đồng hoạt động xây dựng xây dựng mà cá nhân tham gia thực hiện công việc hay các văn bản về việc phân công công việc cho cá nhân có liên quan đến nội dung kê khai.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn. Bộ phận sát hạch sẽ có trách nhiệm kiểm tra xem xét sự đầy đủ cũng như tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận được trước khi trình Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng xem xét quyết định.
Nếu như hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì bộ phận sát hạch sẽ phải có trách nhiệm; thông báo đến cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ xây dựng; 01 lần về việc yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Việc thi sát hạch sẽ được tiến hành theo tổ chức theo khu vực hoặc theo địa phương. Thời gian tổ chức thi sát hạch sẽ được tiến hành định kỳ hàng quý hay cũng có thể đột xuất nếu như Hội đồng xét duyệt quyết định để phù hợp với nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Trước thời gian tổ chức thi sát hạch 05 ngày Hội đồng này thông báo bằng văn bản; đồng thời đăng tải thông tin lên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức thi sát hạch cùng mã số dự sát hạch của các cá nhân.
Trong thời hạn tối đa là 03 ngày kể từ khi tổ chức thi sát hạch Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có trách nhiệm tổng hợp và trình kết quả sát hạch để Thủ trưởng cơ quan; đơn vị có thẩm quyền quyết định cấp chứng chỉ cho các cá nhân.
Kết quả của việc thi sát hạch những cá nhân tham gia thi sẽ được bảo lưu trong vòng 06 tháng kể từ ngày thi sát hạch.
Trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cơ quan cấp chứng chỉ sẽ phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Xây dựng để cấp Mã số chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Trong vòng 05 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận được văn bản đề nghị Bộ Xây dựng sẽ phát hành mã số chứng chỉ hành nghề xây dựng. Đồng thời tích hợp thông tin để thực hiện quản lý chứng chỉ hành nghề xây dựng đã cấp và cũng phải đăng tải thông tin của các cá nhân về năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử đúng theo quy định hiện hành.
Việc thu và sử dụng chi phí thi sát hạch chứng chỉ sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. Lệ phí thi sát hạch cấp chứng chỉ sẽ được thực hiện theo quy định do Bộ Tài chính ban hành.
Tất cả các cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề phải hoàn thành nghĩa vụ nộp phí và lệ phí ngay từ thời điểm khi nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề. Trong tất cả các trường hợp, phí và lệ phí sẽ không được hoàn trả.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Đăng ký thi chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận