Hướng dẫn cách giải quyết khi lỗi thẻ epass không nhận

ePass là hệ thống thu phí người sử dụng đường bộ dành cho phương tiện cơ giới dựa trên công nghệ thu phí điện tử tự động ETC – Electronic Toll Collection. Vậy Hướng dẫn cách giải quyết khi lỗi thẻ epass không nhận? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hướng dẫn cách giải quyết khi lỗi thẻ epass không nhận
Hướng dẫn cách giải quyết khi lỗi thẻ epass không nhận

1. Dịch vụ ePass là gì?

ePass là dịch vụ thu phí tự động không dừng cho phép các phương tiện đi qua các trạm thu phí mà không phải dừng lại và chờ thanh toán bằng tiền mặt. Dịch vụ thu phí không đỗ xe ePass do Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (thành viên của tập đoàn viễn thông Viettel) thành lập và vận hành.

Dịch vụ ePass
Dịch vụ ePass

Tương ứng, mỗi chiếc xe sẽ có một thẻ ePass được dán trên kính chắn gió hoặc trên đèn xe. Khi qua trạm, công nghệ RFID sẽ tự động nhận dạng qua sóng radio, đọc mã trên thẻ và truyền thông tin về hệ thống PC/PLC để đối chiếu với cơ sở dữ liệu, sau đó tự động trừ tiền vào tài khoản chủ xe đã đăng ký .

Dịch vụ ePass có nhiều ưu điểm, bao gồm:

  • Hệ thống tính cước điện tử liên tục hoạt động liên tục, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và bảo mật ở mức độ cao nhất.
  • Khách hàng có thẻ ePass Viettel có thể sử dụng dịch vụ trả phí/thu phí tự động tại tất cả các trạm thu phí trên cả nước

Hiện tại ở Việt Nam có 2 công ty cung cấp dịch vụ dán tem thẻ thu phí tự động là (e-Tag) VETC và VDTC (ePass). Trong số đó, nhờ nhiều ưu điểm, ePass Viettel đã thu hút 1 triệu khách hàng quẹt thẻ chỉ sau 11 tháng triển khai trừ cước tự động, tỷ lệ nạp tiền lên tới 75%.

2. ePass là gì? Dán ePass ở đâu trên xe?

Thẻ định danh ePass là loại thẻ được dán trên kính hoặc đèn xe của phương tiện giúp cho việc lưu thông qua trạm trở nên dễ dàng. Thẻ ePass có gắn chip chứa mã số mang thông tin về xe cũng như chủ phương tiện. Khi sử dụng công nghệ RFID nhận diện tự động phương tiện bằng sóng vô tuyến, xe ô tô qua trạm sẽ tự động đọc mã số trên thẻ ePass và truyền thông tin về hệ thống PC/PLC để đối chiếu với cơ sở dữ liệu. Nhờ đó, phương tiện lưu thông qua trạm sẽ không còn phải dừng chờ thanh toán như trước.

Và để giúp hệ thống thu phí không dừng hoạt động được tốt nhất, nhà cung cấp đã chỉ ra 2 vị trí dán đạt tiêu chuẩn đó là:

  • Trên kính xe: Vị trí dán thẻ ePass đúng trên xe ô tô chính là mặt trong, cách mép dưới 10cm và cách mép phải 5cm.
  • Trên đèn xe: Vị trí dán thẻ ePass đúng ở đèn xe là bên phải vị trí ngồi của lái xe. Vị trí dán tốt nhất là giữa xe, cách các bề mặt kim loại của vỏ xe.

3. Hướng dẫn cách giải quyết khi lỗi thẻ epass không nhận

Thời gian vừa qua, một số chủ phương tiện phản ánh xe ô tô đã dán thẻ thu phí tự động không dừng ETC, trong tài khoản còn tiền nhưng khi qua trạm BOT, hệ thống ứng dụng thu phí không nhận diện được dẫn đến chủ xe phải dừng lại thanh toán bằng tiền mặt.

Theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ PPP, các lỗi xảy ra như xe qua trạm thu phí đầu vào được nhưng đến trạm đầu ra lại không giao dịch được do không có dữ liệu, không thấy trên hệ thống...Nhân viên trạm thu phí giải thích là do các đơn vị lắp đặt và vận hành thu phí tự động chưa kết nối liên thông, chủ xe thì bức xúc vì có tiền trong tài khoản mà phải lùi xe sang làn thu phí thủ công hoặc phải trả tiền mặt.

Ông Huy cho biết, lỗi đọc thẻ gặp nhiều ở các trạm của nhà đầu tư BOT lắp thiết bị và kết nối với nhà cung cấp dịch vụ VDTC. Nguyên nhân được ông Huy chỉ ra là do VDTC có nhiều lỗi trong quá trình dán thẻ cho khách hàng như đưa thẻ cho khách hàng tự dán, dán ở các vị trí không đảm bảo kỹ thuật, không kiểm tra chất lượng đọc thẻ sau khi dán.

“Một số xe dán thẻ của VDTC thu sai mệnh giá. Xe loại 5 nhưng mức giá là xe loại 1. Bên cạnh đó, phương tiện dán thẻ ePass kết nối với Viettel Pay thường bị lỗi khi qua trạm của nhà cung cấp dịch vụ giai đoạn 1 (BOO1) không kiểm tra được số dư trong tài khoản giao thông dẫn đến barie không mở”, ông Huy nói

Ngoài ra, ông Huy còn cho biết, có hiện tượng xe không qua trạm vẫn bị trừ tiền. Nguyên nhân do nhà cung cấp dịch vụ sử dụng giải pháp đọc biển số, tuy nhiên do xác suất đọc biển số hoặc nhân viên nhập biển số có sai sót dẫn đến xe không qua trạm vẫn bị trừ tiền...

Theo ông Nguyễn Viết Huy, có tình trạng nhiều xe dán thẻ VDTC thu sai mệnh giá (theo thống kê có khoảng 100 xe; xe loại 5 nhưng dán thẻ mức giá là xe loại 1), nguyên nhân gây lỗi là do nhân viên phát hành thẻ kích hoạt sai loại phương tiện. Vụ PPP yêu cầu chỉnh đốn công tác dán thẻ, phối hợp với trạm thu phí để xác định các thẻ sai thông tin để thu hồi, cập nhật điều chỉnh cho phù hợp.

Cá biệt, qua kiểm tra, Vụ PPP cũng chỉ ra có hiện tượng xe không qua trạm nhưng bị trừ tiền, nguyên nhân lỗi này do dự án nhà cung cấp dịch vụ sử dụng thêm giải pháp đọc biển số, tuy nhiên do xác suất đọc biển hoặc nhân viên nhập biển có sai sót nhầm biển số dẫn đến xe không qua trạm vẫn bị trừ tiền.

Tại các trạm thu phí kín, nhiều hiện tượng xe đi qua trạm thu phí đầu ra không thành công do nhiều nguyên nhân như: Xe đi vào làn một dừng và đi ra vào làn tự động không dừng thì hệ thống không thể tính được tiền; xe vào làn thu phí không dừng nhưng không đủ điều kiện ra do yêu cầu mức tiền duy trì tối thiểu trong tài khoản giao thông nhỏ hơn số tiền thực tế phương tiện phải trả.

Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chưa đầy 4 tháng mà VDTC đưa vào vận hành thương mại 35 trạm thu phí nên việc huy động nhân lực am hiểu và thành thục công nghệ của VDTC không đồng đều.

“Có tình trạng VDTC khoán dán thẻ cho nhân viên, một ngày nhân viên dán 25 thẻ. Thậm chí, chủ phương tiện bỏ thẻ trong túi nilon và cầm ở tay khi qua trạm. Bên cạnh đó, nhiều chủ phương tiện không biết cách dán thẻ. Lỗi của VDTC chủ yếu là lỗi dán thẻ, chiếm 60% trong tổng số các lỗi”, ông Nguyễn Mạnh Thắng cho biết.

Được biết, Tổng cục ĐBVN đã yêu cầu VDTC chấn chỉnh lại việc dán thẻ cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình dán thẻ dịch vụ; cử cán bộ thường trực tại các trạm thu phí xử lý, thay thế các thẻ dán bị lỗi cho khách.

Liên quan đến vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, Bộ GTVT cũng đã yêu cầu hai nhà cung cấp dịch vụ tập trung cao độ, khắc phục các lỗi, giải quyết triệt để các bất cập trong tháng 4.

“Bộ GTVT đang rà soát lại để ban hành quy chuẩn về thu phí không dừng. Trên cơ sở Quyết định 19 của Thủ tướng, Bộ GTVT cũng sẽ xây dựng Thông tư quy định về đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác trạm thu phí không dừng. Đây cũng là hành lang pháp lý quan trọng để triển khai thu phí không dừng cho các tuyến cao tốc sau này”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay.

Về lâu dài hai nhà cung cấp dịch vụ khẩn trương xây dựng quy chế phối hợp để giải quyết các vướng mắc về xe ưu tiên, xe miễn giảm, chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý. Đây cũng là cơ sở để xử lý trách nhiệm các bên liên quan.

Trên đây là Hướng dẫn cách giải quyết khi lỗi thẻ epass không nhận mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (810 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo