Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ gì? [2024]

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê. Vậy Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là gì? Chức năng nhiệm vụ và tổ chức?

Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ gì? [2023]

1. Khái quát về Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ[3] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, và Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:

Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.

Có trách nhiệm quản lý về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vốn ODA, vốn vay ưu đãi; đấu thầu; các khu kinh tế; đăng ký và phát triển doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; lĩnh vực thống kê.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

2. Vị trí, chức năng của Thanh tra - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thanh tra Bộ là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý về kế hoạch và đầu tư của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ lập kế hoạch kiểm tra hằng năm và tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt; chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

4. Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của đơn vị và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

5. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thường trực của Bộ về công tác phòng, chống tham nhũng.

6. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật.

7. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản pháp luật về công tác thanh tra; khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê.

8. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.

9. Hướng dẫn Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê địa phương trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê.

10. Bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành; hướng dẫn định hướng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra chuyên ngành hằng năm cho Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê và Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

11. Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư.

12. Trưng tập cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tham gia Đoàn thanh tra của Bộ.

13. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, khiếu nại, tố cáo.

14. Kiến nghị, đề xuất việc thanh tra lại đối với các kết luận thanh tra chuyên ngành về kế hoạch và đầu tư, thống kê do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại vụ việc khi được Bộ trưởng giao.

15. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

16. Thực hiện chế độ quản lý cán bộ, công chức và tài sản theo sự phân cấp; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.

4. Cơ cấu tổ chức của thanh tra - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thanh tra Bộ có tài khoản và con dấu riêng; Lãnh đạo Thanh tra gồm: Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh Thanh tra.

Thanh tra Bộ có các phòng chức năng sau:

1. Phòng Tổng hợp;

2. Phòng Thanh tra 1;

3. Phòng Thanh tra 2;

4. Phòng Thanh tra 3;

5. Phòng Thanh tra 4.

Chánh Thanh tra Bộ quy định cụ thể các nhiệm vụ, biên chế cho từng phòng thuộc Thanh tra Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và biên chế do Bộ trưởng giao.

5. Thanh tra sở Kế hoạch và Đầu tư

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư đã được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định 216/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đó, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm.

2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.

4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi được phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Như vây, thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm và đột xuất trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện; Đề xuất Giám đốc trưng tập cán bộ, công chức của các phòng ban, đơn vị, tổ chức có liên quan tham gia Đoàn thanh tra của Sở khi cần thiết.

- Hoạt động Thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.

- Hoạt động Thanh tra chuyên ngành: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch và đầu tư của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

- Thường trực của Sở về công tác tiếp công dân; Theo dõi, đôn đốc và phối hợp cùng các phòng thuộc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Đơn vị; tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ các quy định trái với văn bản pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.

- Chủ trì tham mưu thu hồi chủ trương đầu tư, chấm dứt hoạt động đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) đối với các dự án vi phạm pháp luật (không bao gồm các dự án FDI); theo dõi, tổng hợp kết quả cập nhật thông tin dự án thuộc nhiệm vụ tham mưu xử lý của các phòng chuyên môn trên Hệ thống phần mềm quản lý dự án (nguồn vốn ngoài ngân sách);

- Phối hợp với Văn phòng Sở hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra kế hoạch và đầu tư. Làm đầu mối phối hợp công tác giữa Sở với Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ Kế hoạch và đầu tư.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở.

Trên đây là các thông tin về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ gì? [2023] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1196 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo