Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề thanh lý tài sản cố định có được giảm thuế GTGT không ?
Thanh lý tài sản cố định có được giảm thuế GTGT ?
1. Chính sách giảm thuế GTGT.
Tại Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định về giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% như sau:
“Điều 3. Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
- Chính sách tài khóa:
1.1. Chính sách miễn, giảm thuế:
a) Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;…”
Để thực hiện chính sách này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP và Nghị định 41/2022/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
- Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT.
Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT.
Mức giảm thuế GTGT như sau:
- Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
- Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Các quy định trên được áp dụng từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
2. Đối tượng được giảm thuế GTGT 2%.
Theo Điều 1, Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm thuế GTGT. Cụ thể như sau:
- Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kế khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất (chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này).
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin (chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này).
d) Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp và cộng đồng người nộp thuế có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì căn cứ loại hàng hóa, dịch vụ thực tế tại đơn vị, đối chiếu với quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP để áp dụng việc giảm thuế GTGT theo quy định. Các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10% và không thuộc loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì được giảm 2% thuế suất thuế GTGT xuống còn 8%.
3. Thanh lý tài sản cố định có được giảm thuế GTGT không ?
Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính: tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
Theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Chính phủ, theo chế độ điều chỉnh miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Mức thuế GTGT của tài sản cố định như máy móc, thiết bị được giảm từ 10% xuống còn 8%. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/02/2022.
Theo đó, các phế phẩm khi thu hồi để tái chế và tái sử dụng, khi bán ra đều phải áp dụng theo mức thuế GTGT và bắt buộc phải chịu thuế suất 8%.
Hơn nữa, tại điểm a, khoản 2, Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính có quy định về áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu: Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu; Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
Tại khoản 6, Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
Tại khoản 1, Điều 11 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính có quy định về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.
4. Mọi người có thể hỏi
1. Thủ tục giảm thuế GTGT như thế nào?
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai đề nghị giảm thuế GTGT.
- Hóa đơn giá trị gia tăng mua, nhập khẩu tài sản cố định.
- Biên bản thanh lý tài sản cố định.
- Các tài liệu chứng minh khác theo yêu cầu của cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan thuế nơi đăng ký quản lý thuế.
- Cơ quan thuế sẽ xem xét hồ sơ và quyết định cho phép giảm thuế GTGT.
2. Lưu ý khi thanh lý tài sản cố định để được giảm thuế GTGT
- Doanh nghiệp cần thực hiện thanh lý tài sản cố định theo đúng quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp cần lưu giữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc thanh lý tài sản cố định.
- Doanh nghiệp cần khai báo và nộp thuế GTGT theo đúng quy định.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Thanh lý tài sản cố định có được giảm thuế GTGT không ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận