Trong thời kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động trong xã hội là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đây cũng là lĩnh vực sử dụng lao động nhiều nhất. Hợp đồng lao động là phương tiện để người lao động tự do lựa chọn thay đổi việc làm, nơi làm việc phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của mình. Còn đối với người sử dụng lao động, hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động thực hiện quyền tự chủ trong thuê mướn và sử dụng lao động. Trong trường hợp không tiếp tục sử dụng lao động, việc chấm dứt hợp đồng phải được giải quyết đồng thời với quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tương ứng. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng thông tin về Thanh lý hợp đồng xuất khẩu lao động [2023]
1. Thanh lý hợp đồng lao động là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thanh lý hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trên cơ sở hợp pháp, đồng thời các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp cho người còn lại để hoàn tất hợp đồng lao động.
Việc thanh lý hợp đồng lao động phải được thể hiện bằng Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất (Cập nhật 2021).
2. Thanh lý hợp đồng xuất khẩu lao động
Sau khi hoàn thành hợp đồng với người sử dụng lao động,người lao động phải về nước đúng hạn. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng, người lao động phải thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp phái cử.
Doanh nghiệp phái cử có trách nhiệm thanh lý hợp đồng với người lao động theo quy định tại khoản 3 mục V Thông tư 21/2007/BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“3. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (điểm đ khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 27, điểm e khoản 2 Điều 41 của Luật):
a) Việc thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp với người lao động phải được lập thành văn bản;
b) Văn bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do chấm dứt hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp và người lao động, các nội dung khác mà hai bên đã thỏa thuận;
c) Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đơn phương thanh lý hợp đồng thì biên bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do đơn phương thanh lý hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động, các nội dung về bồi thường thiệt hại (nếu có) kèm theo chứng từ chứng minh nội dung thiệt hại;
d) Việc hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tư pháp.”
Trong trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng và về nước đúng thời hạn mà doanh nghiệp không thanh lý hợp đồng và trả lại toàn bộ tiền cọc cho lao động là vi phạm pháp luật. Bạn cần liên hệ với Cục quản lý lao động ngoài nước để được hỗ trợ. Với hành vi không thanh lý hợp đồng và không trả tiền kí quỹ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
“2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
…c) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo quy định;
….3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.”
3. Thủ tục thanh lý hợp đồng xuất khẩu lao động
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
…
2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
…
i) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;…
|
Hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho điểm I khoản 2 điều 27, tại điểm 3 mục V thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH quy định:
V. TUYỂN CHỌN VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
…
3. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (điểm đ khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 27, điểm e khoản 2 Điều 41 của Luật):
a) Việc thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp với người lao động phải được lập thành văn bản;
b) Văn bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do chấm dứt hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp và người lao động, các nội dung khác mà hai bên đã thỏa thuận;
c) Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đơn phương thanh lý hợp đồng thì biên bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do đơn phương thanh lý hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động, các nội dung về bồi thường thiệt hại (nếu có) kèm theo chứng từ chứng minh nội dung thiệt hại;
d) Việc hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
…
|
Theo đó, việc gửi giấy mời đến thanh lý hợp đồng là quyền và nghĩa vụ của công ty môi giới đã được pháp luật quy định. Đồng thời việc gửi giấy báo cũng giải quyết về chế độ tiền ký quỹ của người lao động đã được quy định tại điều 23 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006.
4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Thanh lý Hợp đồng lao động số ………..)
– Căn cứ Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20 tháng 11 năm 2019;
– Căn cứ Hợp đồng lao động số ………………….……ngày….. tháng….. năm …. giữa Công ty ……………………. và ông/bà: ………………………;
– Căn cứ Đơn xin việc của ông/bà:………………………………………;
Hôm nay, ngày …. tháng … năm ……, tại……………………………………………, chúng tôi gồm:
BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): CÔNG TY…………………………
Đại diện:…………………………… Chức vụ:………………………………….
Quốc tịch: …………………………………………………………….………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………………………………………….
Mã số thuế: ……………………………………………………………………….
Số tài khoản: ……………………………………………………………………..
Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………..
BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ………………………………………………..
Sinh năm:……………………………………………………………………………
CMND số :………………… do CA tỉnh/TP …..…………cấp ngày……………..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………
Hai bên đã cùng nhau thoả thuận và tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:
Điều 1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
-
a) Cam kết đã bàn giao đầy đủ và đúng nội dung tại biên bản giao nhận đã ký.
-
b) Cam kết chấp hành và tuân thủ đúng các điều kiện có liên quan.
-
c) Chịu trách nhiệm cá nhân các vấn đề ngoài phần bàn giao đối với các cơ quan chức năng.
-
d) Được hưởng các chế độ theo hợp đồng đã ký.
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
-
a) Chịu trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo hợp đồng đã ký.
-
b) Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc.
-
c) Có quyền yêu cầu người lao động phải thi hành đúng và đầy đủ các biên bản đã ký kết, các cam kết của người lao động đối với công ty và thực hiện đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
Điều 3. Điều khoản chung
-
a) Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của mình đối với bản thanh lý này.
-
b) Trong thời gian …… ngày làm việc, kể từ khi ký biên bản này, Bên B có trách nhiệm tiếp tục giải trình và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh về các nội dung đã bàn giao khi phát hiện còn thiếu sót hoặc chưa đúng.
-
c) Sau khi thực hiện xong nội dung của biên bản thanh lý này, các vấn đề trách nhiệm của 02 bên với Hợp đồng lao động sẽ kết thúc.
Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành….. bản, mỗi bên giữ …… bản có giá trị pháp lý như nhau./.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Trên đây là bài viết về Thanh lý hợp đồng xuất khẩu lao động [2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận