Quyết định thành lập tổ thẩm định đấu thầu cần những gì?

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT

Quyết định thành lập to thẩm định đấu thầu

Thẩm định là gì?

Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.

Yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định

Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

Thành viên tham gia tổ thẩm định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu[1] theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
  • Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
  • Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;
  • Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;
  • Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;
  • Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Quyết định thành lập to thẩm định đấu thầu
Quyết định thành lập to thẩm định đấu thầu

Mẫu quyết định thành lập tổ thẩm định đấu thầu gồm những nội dung gì?

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên cơ quan ban hành
  • Địa điểm, thời gian lập quyết định thành lập
  • Tên quyết định thành lập tổ thẩm định đấu thầu

Các căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ Quyết định, Nghị định, Thông tư, Công Văn,…
  • Điều 1: quy định về các thành viên, chức danh trong tổ thẩm định
  • Điều 2: quy định về trách nhiệm của tổ thẩm định
  • Điều 3: Hiệu lực của quyết định

Nơi nhận

Chữ ký: ký và ghi rõ họ tên.

Trách nhiệm của tổ thẩm định đấu thầu

  • Hoạt động độc lập, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.
  • Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.
  • Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định.
  • Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.
  • Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định.
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
  • Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
  • Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Như vậy, tổ thẩm định đấu thầu sẽ phải tuân thủ, thực hiện tốt các trách nhiệm như trên

Lưu ý liên quan đến trách nhiệm của tổ thẩm định đấu thầu

Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

  • Cá nhân không được tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  • Cá nhân không được tham gia thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

 Quy trình lựa chọn nhà thầu

  • Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
  • Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Quyết định thành lập to thẩm định đấu thầu
Quyết định thành lập to thẩm định đấu thầu

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo