Thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức sản xuất tập thể hiệu quả. Để thành công, cần nắm rõ các bước và yêu cầu pháp lý từ việc chuẩn bị hồ sơ đến thực hiện quy trình thành lập. Luật ACC sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về Điều kiện thành lập hợp tác xã chăn nuôi.
1. Hợp tác xã chăn nuôi là gì?
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Luật Chăn nuôi 2018 thì chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Trong khi đó, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Như vậy, Hợp tác xã chăn nuôi là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ở lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Thủ tục thành lập hợp tác xã tại quận Tân Bình
2. Điều kiện thành lập hợp tác xã chăn nuôi
Điều kiện thành lập hợp tác xã chăn nuôi các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện đặt ra sau:
2.1 Điều kiện về ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã chăn nuôi
Trong đó, điều kiện thành lập hợp tác xã chăn nuôi là phải kinh doanh những ngành nghề liên quan đến chăn nuôi mà pháp luật không cấm, cụ thể:
- 0141 - 01410: Chăn nuôi trâu, bò: Nuôi trâu, bò thịt; cày kéo; lấy sữa; làm giống; Sản xuất sữa nguyên chất từ bò cái và trâu cái sữa; - Sản xuất tinh dịch trâu, bò.
- 0142 - 01420: Chăn nuôi ngựa, lừa, la: Chăn nuôi ngựa, lừa, la để lấy thịt, lấy sữa và chăn nuôi giống; - Sản xuất sữa nguyên chất từ ngựa, lừa, la sữa; Sản xuất tinh dịch ngựa, lừa, la.
- 0144 - 01440: Chăn nuôi dê, cừu: Nuôi và tạo giống dê và cừu; Sản xuất sữa nguyên chất từ dê và cừu sữa; Cắt, xén lông cừu.
- 0145 - 01450: Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn đực giống, lợn nái, lợn thịt, lợn sữa; Sản xuất tinh dịch lợn.
- 0146: Chăn nuôi gia cầm
- 0149 - 01490: Chăn nuôi khác: Nuôi và tạo giống các con vật nuôi trong nhà, các con vật nuôi khác kể cả các con vật cảnh (trừ cá cảnh): chó, mèo, thỏ, bò sát, côn trùng; Nuôi ong và sản xuất mật ong; Nuôi tằm, sản xuất kén tằm; Sản xuất da lông thú, da bò sát từ hoạt động chăn nuôi.
2.2 Điều kiện về tên của hợp tác xã chăn nuôi
- Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đầy đủ hoặc tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Không sử dụng tên danh nhân, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
2.3 Điều kiện về thành viên và tổ chức của hợp tác xã chăn nuôi:
Hợp tác xã phải có ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau. Thành viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã
- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã
- Góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã
2.4 Điều kiện về trụ sở chính của hợp tác xã chăn nuôi
- Trụ sở chính của hợp tác xã chăn nuôi là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
2.5 Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
>> Đọc thêm thông tin liên quan tại Thủ Tục Thay Đổi Vốn Điều Lệ Hợp Tác Xã
3. Thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi
Bước 1: Xác định nhu cầu hợp tác xã chăn nuôi
- Xác định những ai có nhu cầu thành lập hợp tác xã chăn nuôi
- Phân tích, đánh giá những thuận lợi khó khăn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhằm định hướng phát triển cho hợp tác xã và sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương trong vấn đề thành lập hợp tác xã nông nghiệp
Bước 2: Vận động tuyên truyền thành lập hợp tác xã chăn nuôi
- Sáng lập viên tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã. Vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Báo cáo với chính quyền địa phương
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thành lập hợp tác xã chăn nuôi
- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều lệ
- Phương án sản xuất, kinh doanh
- Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
- Nghị quyết hội nghị thành lập
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân
Bước 4: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Cụ thể tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Bước 5: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã chăn nuôi
- Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
- Nếu hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
>> Xem thêm cách xin giấy phép chăn nuôi tại: Thủ Tục Xin Giấy Phép Chăn Nuôi
4. Thời gian xử lý hồ sơ thành lập hợp tác xã chăn nuôi thường kéo dài bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ để hoàn thành thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi thường kéo dài khoảng 15 đến 30 ngày làm việc. Cụ thể, quy trình thường bao gồm các bước sau:
- Tiếp nhận hồ sơ: Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Thời gian tiếp nhận và kiểm tra ban đầu thường mất khoảng 5-7 ngày làm việc.
- Xét duyệt hồ sơ: Cơ quan chức năng sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ, bao gồm việc đánh giá các tài liệu, điều lệ hợp tác xã và các yêu cầu pháp lý khác. Thời gian xét duyệt thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày làm việc.
- Cấp giấy chứng nhận: Sau khi hồ sơ được xét duyệt và đủ điều kiện, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập hợp tác xã chăn nuôi. Thời gian cấp giấy chứng nhận có thể mất thêm 3-5 ngày làm việc.
Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể thay đổi dựa trên các yếu tố như:
- Mức độ hoàn chỉnh của hồ sơ: Hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ được xử lý nhanh hơn.
- Yêu cầu bổ sung thông tin: Nếu cơ quan đăng ký yêu cầu bổ sung thông tin hoặc tài liệu, thời gian xử lý sẽ kéo dài.
- Khối lượng công việc của cơ quan chức năng: Tùy thuộc vào số lượng hồ sơ đang được xử lý tại thời điểm nộp hồ sơ, thời gian xử lý có thể bị ảnh hưởng.
Do đó, để đảm bảo quá trình thành lập hợp tác xã diễn ra suôn sẻ, cần chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ và chính xác ngay từ đầu.
5. Các khoản phí phải nộp khi đăng ký thành lập hợp tác xã chăn nuôi là gì?
Khi đăng ký thực hiện thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi, các khoản phí cần nộp thường bao gồm:
- Phí đăng ký thành lập hợp tác xã: Phí này được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã.
- Phí cấp giấy chứng nhận hoạt động: Sau khi thành lập, hợp tác xã có thể cần nộp phí để được cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi.
- Phí công chứng và chứng thực: Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng hoặc chứng thực các tài liệu liên quan, sẽ có phí công chứng cho các văn bản như điều lệ hợp tác xã, biên bản họp sáng lập và các tài liệu khác.
- Phí tư vấn pháp lý: Chi phí cho dịch vụ tư vấn pháp lý nếu hợp tác xã cần hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục pháp lý.
- Phí đăng ký thuế: Phí liên quan đến việc đăng ký mã số thuế cho hợp tác xã.
- Phí cấp phép đặc thù (nếu có): Các khoản phí liên quan đến việc cấp giấy phép hoặc chứng chỉ đặc thù nếu hợp tác xã yêu cầu các giấy phép này để hoạt động.
6. Những câu hỏi thường gặp.
Hợp tác xã đăng ký kinh doanh ở đâu?
Muốn thành lập hợp tác xã thì phải đăng ký kinh doanh tại Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND cấp huyện, nơi HTX dự định đặt trụ sở chính.
Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp khi nào?
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp HTX cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh sách 7 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh (xem chi tiết tại đây);
- Tên được đặt theo quy định;
- Hồ sơ thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX theo quy định;
- Đặt trụ sở chính theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?
- Thủ tục thay đổi đăng ký đăng ký kinh doanh gồm các hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp HTX;
- Nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội thành viên về việc thay đổi theo quy định.
- Lưu ý: Trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, HTX cần thực hiện các thủ tục theo quy định với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm.
Trên đây là tư vấn của Luật ACC liên quan đến điều kiện thực hiện thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi và thủ tục tiến hành. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư tư vấn lành nghề, có kinh nghiệm và có uy tín trong hoạt động xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi cam kết sẽ đưa lại dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng. Khi có nhu cầu, liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận