Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư cấp huyện

Luật đầu tư công năm 2019 mới ban hành có quy định về quyết định chủ trương đầu tư theo một số nội dung mới. Đây là những quyết định của cấp có thẩm quyền về các quyết định có liên  quan đến dự án đầu tư. Bài viết sau đây, ACC xin cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến chủ trương đầu tư cũng như Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư cấp huyện. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Toa An Minh Hoa 2404
Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư cấp huyện

1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cấp huyện

Căn cứ khoản 4 và khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công 2019 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022) có quy định:

“Điều 17. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:

a) Dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này; dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý;

b) Chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

c) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực;”;

….

7. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

…”

Như vậy, Hội đồng nhân dân các cấp (bao gồm cấp huyện và cấp xã) quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều 17 nói trên.

Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

3. Dự án đầu tư công thuộc nhóm B là các dự án nào?

Tiêu chí phân loại dự án đầu tư nhóm B được quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư công 2019, cụ thể như sau:

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

+ Công nghiệp điện;

+ Khai thác dầu khí;

+ Hóa chất, phân bón, xi măng;

+ Chế tạo máy, luyện kim;

+ Khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Xây dựng khu nhà ở.

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng lên thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Giao thông (trừ cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ)

+ Thủy lợi;

+ Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

+ Kỹ thuật điện;

+ Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

+ Hóa dược;

+ Sản xuất vật liệu (trừ dự án hóa chất, phân bón, xi măng);

+ Công trình cơ khí (trừ dự án chế tạo máy, luyện kim);

+ Bưu chính, viễn thông.

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

+ Công nghiệp (trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại 2 lĩnh vực trên và khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư công 2019)

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau đây:

+ Y tế, văn hóa, giáo dục;

+ Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;

+ Kho tàng;

+ Du lịch, thể dục thể thao;

+ Xây dựng dân dụng (trừ xây dựng khu nhà ở)

+ Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án đã thuộc các lĩnh vực khác còn lại.

4. Dự án đầu tư thuộc nhóm C là các dự án nào?

Tại Điều 10 Luật Đầu tư công 2019 quy định các tiêu chí để xác định các dự án đầu tư công thuộc nhóm C như sau:

- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

+ Công nghiệp điện;

+ Khai thác dầu khí;

+ Hóa chất, phân bón, xi măng;

+ Chế tạo máy, luyện kim;

+ Khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Xây dựng khu nhà ở.

- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng lên thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Giao thông (trừ cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ)

+ Thủy lợi;

+ Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

+ Kỹ thuật điện;

+ Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

+ Hóa dược;

+ Sản xuất vật liệu (trừ dự án hóa chất, phân bón, xi măng);

+ Công trình cơ khí (trừ dự án chế tạo máy, luyện kim);

+ Bưu chính, viễn thông.

- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

+ Công nghiệp (trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại 2 lĩnh vực trên và khoản 1 Điều 7 luật này)

- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Y tế, văn hóa, giáo dục;

+ Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;

+ Kho tàng;

+ Du lịch, thể dục thể thao;

+ Xây dựng dân dụng (trừ xây dựng khu nhà ở)

+ Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án đã thuộc các lĩnh vực khác còn lại.

5. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư dự án

Căn cứ theo Điều 18 Luật Đầu tư công 2019 quy định về điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án cụ thể như sau:

(1) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.

(2) Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.

(3) Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.

(4) Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.

(5) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

(6) Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:

- Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;

- Nhiệm vụ quy hoạch;

- Dự án đầu tư công khẩn cấp;

- Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;

- Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Tại sao phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư?

Lý do để xin phê duyệt chính sách đầu tư cho các dự án đó là:

– Đảm bảo cân bằng kinh tế và phát triển theo định hướng của đất nước;

– Bản thân các nhà đầu tư, cơ quan phụ trách xây dựng dự án cần phải có một cuộc khảo sát và nghiên cứu kỹ lưỡng, do đó tốn kém và tốn thời gian, do đó, để tránh trường hợp sau khi khảo sát và nghiên cứu nhưng không chấp nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gây lãng phí.

6.2. Thay đổi thuật ngữ liên quan đến chủ trương đầu tư ?

Một trong những nội dung đáng chú ý trong Phần 2 nói riêng và Luật Đầu tư nói chung là việc thay thế quyết định chính sách đầu tư có thời hạn phê duyệt chính sách đầu tư của Luật Đầu tư 2020.

Đây là một điểm mới mà các nhà đầu tư và tổ chức chú ý kinh tế trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, bởi vì sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tài liệu trong đơn xin phê duyệt chính sách đầu tư cũng như các thủ tục hành chính khác trong dự án quá trình phê duyệt chính sách đầu tư.

6.3. Thời điểm, thời hạn để nhà đầu tư thực hiện bảo đảm dự án là bao lâu?

Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP không quy định về thời hạn sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải triển khai thủ tục ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án mà chỉ quy định về việc thực hiện nghĩa vụ này trước khi tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc trước thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư cấp huyện mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo