Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động

Hiện nay, theo quy định của pháp luật lao động, thẩm quyền cấp Giấy phép lao động chủ yếu thuộc về Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, không phải trường hợp xin cấp giấy phép lao động nào cũng thuộc thẩm quyền của Sở lao động thương binh xã hội. Dưới đây là cách xác định thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại tổ chức, doanh nghiệp:

Quá Chiều Cao Nghị định 123 2021 NĐ Cp

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Mẫu giấy phép lao động được quy định tại Điều 7 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, giấy có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: trang 1 có màu xanh, tráng nhựa; trang 2 có nền màu trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao.

Trang 1 là mặt ngoài của giấy phép, ghi loại giấy tờ, mã số, quốc hiệu, quốc huy.

Mau Giay Phep Lao Dong Moi Nhat Mat Truoc

Trang 2 thể hiện những thông tin khá đầy đủ của người lao động nước ngoài:

Mau Giay Phep Lao Dong Moi Nhat Mat Sau

  • Ảnh chân dung: nền trắng; mặt chính diện; không đội mũ hay đeo kính màu;
  • Họ và tên: Ghi chữ in hoa, đậm;
  • Giới tính;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Quốc tịch, số hộ chiếu;
  • Doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc;
  • Địa điểm làm việc;
  • Vị trí công việc: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
  • Chức danh công việc;
  • Thời hạn: làm việc từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;
  • Tình trạng giấy phép: cấp mới, cấp lại, số lần cấp lại.

Mục đích sâu xa của giấy phép lao động là bảo vệ lao động trong nước, giảm tình trạng cạnh tranh lao động nước ngoài với lao động Việt Nam nên quy định nhà nước chỉ cho phép người lao động nước ngoài chất lượng cao ở các vị trí là nhà quản lý, giám đốc điều hành (CEO), chuyên gia, lao động kỹ thuật được phép vào Việt Nam làm việc.

2. Điều kiện được cấp giấy phép lao động

Theo khoản 1 Điều 151 BLLĐ 2019 và Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động khi có đủ các điều kiện sau:

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • Có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền, trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

3. Tầm quan trọng của giấy phép lao động

Đây là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với những người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam. Về mặt pháp lý, giấy phép lao động là công cụ bảo vệ người nước ngoài khi họ làm việc tại Việt Nam, hay nói khác đi hợp đồng lao động sẽ chi phối và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Thực tế có những công ty Việt Nam chưa thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng lao động như cho người lao động nước ngoài nghỉ trước thời hạn hợp đồng lao động, trả lương không đúng cam kết ban đầu…Lúc đó, giấy phép lao động sẽ là cứu cánh. Tuy nhiên, người lao động phải làm các thủ tục đóng thuế cho nhà nước để sau này có những xác nhận về kinh nghiệm việc làm sẽ được thực hiện nhanh chóng.

4. Thời hạn giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

– Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết

– Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam

– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài

– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài

– Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ

– Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó

– Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

5. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động

Thứ nhất là, thẩm quyền thuộc Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại:

– Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;

– Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;

– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định pháp luật;

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

– Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật;

– Cơ quan nhà nước địa phương;

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương;

– Tổ chức sự nghiệp gồm: nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng, chào bán dịch vụ, làm việc cho tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thứ hai là, thẩm quyền thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp:

1.Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Ban quản lý các khu công nghiệp đó cấp.

Thứ ba là, thẩm quyền thuộc Cục Việc làm – Bộ Lao động thương binh và xã hội:

Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại:

– Cơ quan nhà nước ở Trung ương;

– Cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

– Tổ chức phi chính phủ nước ngoài; tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;

– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

– Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

– Hội doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trên đây ACC đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin bổ ích về thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích đến quý bạn đọc trong công việc và cuộc sống. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo