Biểu hiện của hành vi tham nhũng tại doanh nghiệp

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Hành vi này sẽ ăn mòn kinh tế, ảnh hưởng cực kỳ xấu tới xã hội. Vậy Biểu hiện của hành vi tham nhũng tại doanh nghiệp là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Doanh nghiệp thờ ơ với chống tham nhũng

1. Tham nhũng là gì?

Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”

Khoản 7, Điều 3, Luật Phòng chống tham nhũng quy định, vụ lợi: "là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng". Đây là một khái niệm tương đối bao quát, đủ để xác định bản chất của hành vi tham nhũng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Mặc dù có nhiều quan niệm và cách diễn đạt khác nhau, nhưng có một điểm chung thống nhất là: Tham nhũng là hành vi của người (hoặc nhóm người) có quyền lực, đã lợi dụng quyền lực để trục lợi riêng.

2. Nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng là gì?

Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời cũng chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia. Về cơ bản, mỗi quốc gia có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở xem xét nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng của các nước trên thế giới, mặc dù có điểm riêng nhưng cũng có một số nguyên nhân, điều kiện mang tính chất chung, tương đồng, đó là:

Sự phát triển của các hình thái Nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh, phát triển. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: Quyền lực công và lòng tham cá nhân.

Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước trước hết đại diện cho quyền lực của một giai cấp nhất định, nó có chức năng điều hòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Quyền lực của Nhà nước khi được trao cho những con người cụ thể, những người đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chế kiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm quyền. Sự gặp nhau giữa quyền lực công khi không được chế ước với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới việc sử dụng quyền lực công phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng. Tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự tha hóa quyền lực”.

Tham nhũng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém. Thực tế cho thấy, ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quản lý công khai, minh bạch, văn minh, tham nhũng xảy ra ít hơn. Ngược lại, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý và dân trí chưa cao thì ở đó tham nhũng phức tạp hơn.

Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc thực thi pháp luật yếu kém cũng là một nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hở” tạo cho những người có chức vụ, quyền hạn, điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính. Bên cạnh đó, phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái đặc biệt là suy thoái tư tưởng chính trị. Họ sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho bản thân, gia đình, họ hàng mình; nhất là trong điều kiện khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức của đội ngũ công chức.

Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo điều kiện cho những người có chức quyền có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, vòi vĩnh nhận quà biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ. Thực tế ở các nước phát triển có trình độ dân trí cao, tham nhũng ít xảy ra hơn so với những nước đang phát triển và kém phát triển với trình độ dân trí thấp, người dân chưa có điều kiện tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh, với nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức Nhà nước sách nhiễu, nhận hối lộ của người dân, doanh nghiệp; cơ chế “xin - cho” trở thành “mảnh đất màu mỡ” của tham nhũng.

Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ, công chức chưa thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn dến tình trạng tham nhũng tràn lan. Một khi cán bộ, công chức Nhà nước chưa thể sống no ấm, đầy đủ với tiền lương của mình thì tất yếu họ sẽ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập từ chính công việc, chức vụ mà Nhà nước giao cho mình kể cả tham nhũng.

3. Tham nhũng tại các doanh nghiệp

Mua sắm công là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng

Trước khi công bố những số liệu nóng về hiện trạng tham nhũng tại các doanh nghiệp, báo cáo cũng chỉ ra "Việt Nam luôn xếp ở nhóm cuối trong Bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng” trong suốt khoảng thời gian 7 năm, từ 2005 đến 2011. Kết quả khảo sát, nghiên cứu 7 năm qua đã khẳng định rằng, doanh nghiệp vừa là nạn nhân cũng vừa là tác nhân gây ra tham nhũng.

Riêng với việc cấp và phân bổ đất, hơn 50% doanh nghiệp cho biết, thủ tục để được cơ quan nhà nước cho thuê, giao đất, cấp đất rất phức tạp. 39,9% doanh nghiệp tin rằng "phải có mối quan hệ quen biết mới được giao đất, cấp đất”. Điều này chứng tỏ rằng: quan hệ thân quen chiếm "chỗ đứng” quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về giao đất và cấp đất. Lĩnh vực này cũng từng được khẳng định, nằm vị trí hạng nhất về số biểu hiện tham ô, tham nhũng.

Nhưng những hành vi hối lộ nào đang phổ biến, doanh nghiệp thường làm gì để bày tỏ lòng biết ơn/cảm kích đối với cán bộ xử lý các thủ tục liên quan đến đất đai?

Căn cứ vào những quy định trong Pháp lệnh Chống tham nhũng và sau khi tiến hành nghiên cứu tại 7 tỉnh, báo cáo chỉ ra, hình thức phổ biến nhất mà doanh nghiệp hay làm là biếu tiền, chiếm 86,8%, tiếp theo là lời mời chiêu đãi chiếm 48.8% và cuối cùng là quà biếu chiếm 30,4%. Những năm qua, Chính phủ đã triển khai một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhưng chỉ có 30,5% doanh nghiệp có thể tiếp cận đuợc các khoản vay hỗ trợ của Nhà nước với điều kiện "dành riêng một chi phí để bồi duỡng cho cán bộ tín dụng”.

Hơn nữa, khoảng 60% số doanh nghiệp này đồng ý rằng phải có mối quan hệ với ngân hàng hoặc cán bộ tín dụng mới vay được vốn hỗ trợ. Nguy hiểm hơn còn xảy ra hiện tượng cán bộ giải quyết thủ tục chủ động gợi ý cho doanh nghiệp đưa quà biếu để công việc "suôn sẻ”.

Hành vi liên quan đến tham nhũng cũng có nhiều cấp độ, quy mô. Trong y tế là nạn phong bì để tiêm không đau, là phong bì cảm ơn bác sỹ; trong đấu thầu cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho các cơ quan/doanh nghiệp nhà nước là gửi quà biếu cho người chọn thầu. Rồi tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan hải quan, thuế, ngân hàng... Tham nhũng đang xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp. Nếu chia trung bình, chi phí không chính thức đang chiếm khoảng 1% trên tổng số chi phí hàng năm của doanh nghiệp.

Bóp méo mô hình cạnh tranh

Có đến 80% doanh nghiệp nhận thức được rằng tham nhũng có tác dụng tiêu cực đến sự phát triển doanh nghiệp. Tham nhũng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới triển vọng phát triển đất nước. Sự tồn tại của tham nhũng bóp méo môi trường đầu tư kinh doanh, cũng như làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp vào Nhà nước.

Nguyên nhân của tham nhũng cũng được chỉ ra thẳng thắn: do hệ thống pháp luật hiện nay chưa đủ nghiêm minh để chống tham nhũng. 87% doanh nghiệp trình bày quan điểm: kẽ hở về pháp luật tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển. Thêm phần nữa do chế độ tiền lương, tiền công thấp nên các cán bộ thuộc bộ máy công quyền dễ hình thành nếp nghĩ "đói ăn vụng, túng làm liều”.

Còn tại sao doanh nghiệp lại ưa biếu tiền, tặng quà để "bôi trơn” cho cơ quan quản lý nhà nước? Bởi các doanh nghiệp không muốn mất thời gian, vướng mắc, rắc rối trong quá trình làm việc. Ngoài ra còn có thực tế là do chính doanh nghiệp không nắm vững được các trình tự thủ tục. Điều này cũng nói lên rằng, phải tiến tới đơn giản hoá, minh bạch hoá các thủ tục hành chính.

Trên đây là các thông tin về Biểu hiện của hành vi tham nhũng tại doanh nghiệp mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo