Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể khá phổ biến và được khuyến khích phát triển tại Việt Nam, trong đó có hợp tác xã vận tải. Vậy Tham gia hợp tác xã vận tải: Lợi ích và những điều cần biết Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Hợp tác xã vận tải là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Như vây, Hợp tác xã vận tải có thể hiểu là một hình thức trung gian giữa bộ GTVT và các đơn vị kinh doanh vận tải hoặc những chủ xe kinh doanh nhỏ lẻ. Đây là một hình thức tổ chức kinh tế tập thể được lập ra bởi các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng cách tự nguyện góp vốn, hướng đến lợi ích chung. Tổ chức này được thành lập theo quy định của pháp luật. Mục đích là phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc.
2. Lợi ích của việc tham gia hợp tác xã vận tải
Làm giấy tờ kinh doanh vận tải cần thiết một cách dễ dàng hơn: Khi tham gia vào hoạt động hợp tác xã vận tải những xã viên sẽ được hỗ trợ tập trung được toàn bộ nguồn lực, xin giấy phép kinh doanh thuận lợi, dễ dàng, hợp lệ.
Giúp quản lý sổ sách, giấy tờ: Sổ sách, giấy tờ cũng là một tròn các yếu tố làm cho nhiều doanh nghiệp; công ty vận tải phải vắt óc đau đầu suy nghĩ. Vấn đề tham gia hợp tác xã vận tải sẽ giúp bạn có thể quản lý những loại thuế; sổ sách, bảo hiểm cần thiết.
3. Điều kiện tham gia hợp tác xã vận tải
Đối với chủ xe tải
Nếu bạn là chủ xe và muốn tham gia hợp tác xã vận tải thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- 2 bản sao y công chứng cavet còn thời hạn trong vòng 6 tháng (đối với chủ xe cá nhân). Hoặc 2 bản sao y công chứng cavet, sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh; đem theo con dấu doanh nghiệp (đối với chủ xe là công ty).
- 2 bản sao y công chứng đăng kiểm có kinh doanh còn thời hạn trong 6 tháng.
- 1 bản photo bảo hiểm dân sự bắt buộc có kinh doanh.
- Photo bộ hợp đồng định vị (bao gồm hợp đồng dịch vụ; nghiệm thu thiết bị và giấy chứng nhận hợp quy).
Đối với tài xế tải
Trường hợp bạn là tài xế thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau để đủ điều kiện tham gia hợp tác xã vận tải:
- Bản sao giấy CMND/ CCCD, hộ chiếu.
- Bản sao giấy phép lái xe.
- Giấy khám sức khoẻ (có thời hạn trong vòng 6 tháng).
Ngoài các loại giấy tờ cần thiết như trên; người có nguyện vọng tham gia hợp tác xã vận tải còn có thể chuẩn bị một số giấy tờ khác. Điều này tùy thuộc vào quy định của nơi bạn đăng ký tham gia hợp tác xã vận tải.
4. Phí tham gia hợp tác xã vận tải năm 2022
Việc quy định về lệ phí đăng ký liên hiệp hợp tác xã được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể đối với tỉnh thành.
Ví dụ như ở Hải Phòng thì phí tham gia hợp tác xã vận tải sẽ được quy định tại Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Cụ thể:
- Trường hợp cấp mới, cấp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã lệ phí là 100.000 đồng trên một lần cấp.
- Trường hợp cấp lại do hư hỏng, do bị mất Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã lệ phí sẽ là 50.000 đồng đối với một lần cấp.
Ví dụ như ở Bắc Kạn thì phí tham gia hợp tác xã vận tải sẽ được quy định tại Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND quy định mức thu miễn, giảm; thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể:
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) do cấp huyện cấp 100.000 đồng/lần cấp.
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) do cấp tỉnh cấp 200.000 đồng/lần cấp.
5. Vai trò của Hợp tác xã vận tải
Hợp tác xã vận tải giữ vai trò quan trọng khi làm trung gian giữa Bộ GTVT và các doanh nghiệp; hoặc người tham gia kinh doanh vận tải. Nó giúp nâng cao hiệu suất quản lý và giải quyết những vấn đề khó khăn của người tham gia kinh doanh vận tải một cách nhanh chóng. Ngoài ra, có rất nhiều hoạt động hữu ích cũng như quyền lợi mà chỉ khi tham gia hợp tác xã vận tải bạn mới được hướng dẫn và hỗ trợ đầy đủ.
6. Một số hành vi bị nghiêm cấm trong hợp tác xã vận tải
Những hành vi này được quy định tại Điều 12 Luật Hợp tác xã năm 2012
– Cấm việc kê khai không chính xác, trung thực về các nội dung đăng ký khi đi đăng ký.
– Cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này và điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
– Cấp giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã khi không có đủ điều kiện hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã khi có đủ điều kiện; có các hành vi sách nhiễu, cản trở việc đăng ký và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.
– Không có giấy chứng nhận đăng ký mà hoạt động như liên hiệp hợp tác xã; khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.
– Thực hiện không đúng theo các nguyên tắc hoạt động, tổ chức theo quy định của luật.
– Kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện khi chưa đảm bảo đủ các điều kiện để kinh doanh hoặc kinh doanh ngành, nghề khi chưa đăng ký và chưa được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Có biểu hiện, hành vi gian lận trong quá trình định giá tài sản vốn góp.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1 Khi nào thì nên tham gia hợp tác xã vận tải?
Trường hợp bạn có các hợp đồng vận tải lớn; số lượng xe nhiều, nguồn lợi nhuận cao và đều đặn thì nên tự quản lý; hoặc mở công ty vận tải. Như vậy sẽ có lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tham gia kinh doanh vận tải cho cá nhân với mức độ nhỏ lẻ; thì tốt nhất nên tham gia hợp tác xã vận tải. Hình thức này có thể hỗ trợ người tham gia kinh doanh đầy đủ các loại giấy tờ và thủ tục vận hành cần thiết.
7.2 Thẩm quyền thu lệ phí hợp tác xã vận tải?
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ là hai cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã.
7.3 Quản lý tiền lệ phí hợp tác xã vận tải như thế nào?
- Các cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán đồng thời định kỳ báo cáo việc quyết toán thu, nộp, sử dụng phí thu được và thực hiện việc công khai tài chính theo quy định pháp luật hiện hành.
- Cơ quan thu lệ phí phải nộp 100% số lệ phí đã thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí để trang trải cho việc thu lệ phí sẽ do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của các cơ quan thu theo các chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước đã được quy định.
Trên đây là bài viết về Quy định pháp luật về hợp tác xã vận tải – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận