Tem niêm phong là gì ? là vấn đề được nhiều người quan tâm khi niêm phong vật chứng. Bài viết sau đây, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Tem niêm phong là gì ?
1. Niêm phong là gì
Căn cứ Điều 3, Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng như sau:
"Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng bằng cách:
a) Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
b) Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng;
c) Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giấy niêm phong."
Trong đó:
- Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
- Mở niêm phong vật chứng là gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín vật chứng đối với vật chứng được đóng gói hoặc đóng kín; gỡ giấy niêm phong đối với vật chứng không đóng gói hoặc không đóng kín hoặc không di chuyển được.
- Giấy niêm phong là giấy có tính bền vững cao, trên đó ghi tên cơ quan chủ trì tổ chức niêm phong vật chứng, họ tên, chữ ký hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của những người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng, người tham gia niêm phong vật chứng, thời gian niêm phong vật chứng và đóng dấu của cơ quan chức năng.
Vật chứng cần được niêm phong và vật chứng không cần niêm phong được quy định như sau:
Mọi vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau:
- Vật chứng là động vật, thực vật sống.
- Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
- Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.
- Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.
Nguyên tắc niêm phong vật chứng được quy định tại Điều 4, Nghị định 127/2017/NĐ-CP, cụ thể:
"Điều 4. Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
2. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này.
3. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng."
2. Tem niêm phong là gì
Tem niêm phong là một loại giấy niêm phong, vì vậy tem niêm phong phải có các đặc điểm sau:
- Có tính bền vững cao,
- Trên tem niêm phong ghi tên cơ quan chủ trì tổ chức niêm phong vật chứng, họ tên, chữ ký hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của những người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng, người tham gia niêm phong vật chứng, thời gian niêm phong vật chứng
- Tem niêm phong cần có đóng dấu của cơ quan chức năng.
Tem niêm phong là một loại nhãn dán label có khả năng tự dính, có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như: tem niêm phong sử dụng trong chế độ bảo hành, làm tem thư, đánh dấu sản phẩm, niêm phong linh kiện nhỏ…. Loại tem này gồm có 2 lớp đó là lớp đế giấy và lớp bề mặt in có tính chất dễ vỡ.
Ngoài ra, Tem niêm phong còn được sử dụng để dán bên trên bao bì sản phẩm, các thiết bị máy móc, giấy tờ văn phòng cần có độ bền lâu dài theo thời gian, khó bị rách khi va chạm. Một số loại tem niêm phong đặc biệt như guarantee label, tem hologram thường có độ bám dính chắc và khi bạn bóc ra sẽ để lại một lớp giấy bám lại trên bề mặt hay để lại một lớp dưới chữ cảnh báo (Opened) để cho báo hiệu tem niêm phong đã bị mở.
Yêu cầu đối với tem niêm phong là phải đảm bảo dán kín các chi tiết mà người sử dụng có thể dựa vào đó để bóc ra. Dễ bị hỏng, có thể phá hủy dễ dàng để nhận biết trường hợp người dùng cố tình bóc ra khi không có sự cho phép.
Một số ứng dụng của tem niêm phong có thể kể đến như:
- Niêm phong sản phẩm bán cho khách hàng, chống tráo đổi, tranh cãi, chống hàng giả.
- Sử dụng niêm phong hồ sơ pháp lý các vụ án, ngân hàng, vật chứng.
- Niêm phong thư tín, chuyển phát nhanh, vận chuyển
- Niêm phong các phương tiện, công cụ có thể lấy cắp thông tin như camera máy ảnh, điện thoại, khe thẻ nhớ, dây cáp usb,…
- Niêm phong sản phẩm xuất xưởng
- Mục đích sử dụng: ngăn ngừa sử dụng, tráo đổi sản phẩm, vật dụng đã bị niêm phong. Phát hiện các trường hợp vi phạm quy định niêm phong.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Tem niêm phong là gì ? do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Tem niêm phong là gì ?, Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận