Tẩu tán tài sản tiếng Anh là gì?

Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tổn tại sẽ có như hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu đã được thoả thuận giữa các bên, tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản. Hành vi tẩu tán tài sản chính là việc xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Tẩu tán tài sản tiếng anh là gì? Quy định hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ được pháp luật luật quy định như thế nào và xử lý ra sao, cùng ACC giải đáp qua bài viết dưới đây.

tau-tan-tai-san-1565700886-width1004height565

Tẩu tán tài sản tiếng Anh là gì

1.Tẩu tán tài sản là gì?

Tẩu tán tài sản là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Theo đó, các giao dịch thường được lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trên thực tế hành vi tẩu tán tài sản rất khó để chứng minh bởi vì cần xác định được được các giao dịch là của bên muốn trốn tránh nghĩa vụ là giả tạo. Thực tế, các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp.

Hơn nữa, việc chuyển giao này thông qua hình thức “hợp đồng dân sự” mà hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc theo sự thỏa thuận của các bên, bởi vì là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc tham gia giao dịch thì những người không tham gia vào giao dịch dân sự này rất có thể thu thập được  được tài liệu, chứng cứ để chứng minh được sự giao dịch này trên thực tế có giả tạo hay không. Nếu chúng ta không có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh thì cho dù có Tòa án thụ lí giải quyết  yêu cầu đi nhưng thực tế thì tỉ lệ thắng kiện trọng vụ việc này sẽ không cao.

Tẩu tán tài sản tiếng anh là “Dispersal of assets”. 

2.Các quy định của pháp luật về hành vi tẩu tán tài sản

Khi có đủ chứng cứ chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản do nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch là giả tạo căn cứ theo Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau: “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) cũng có quy định liên quan đến vấn đề này như sau:

2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

 Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Trong trường hợp giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được được dùng để thi hành án thì không coi là tẩu tán tài sản. Ngược lại, giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không được dùng để thi hành án và không dùng để thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản (nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ).

Trường hợp xác định được đó là hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ ba thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc Khoản 2 Điều 75 Luật thi hành án Dân sự.

Như vậy, để áp dụng được quy định trên yêu cầu phải có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản tẩu tán để nhằm trốn tránh nghĩa vụ nhưng trên thực tế để có thể xác định chính xác điều này không phải là dễ dàng.

3.Hậu quả pháp lý của hành vi tẩu tán tài sản

Trong trường hợp giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lí được quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời Điểm giao dịch được xác lập.

+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

+ Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ  không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời Điểm được xác lập, bên cạnh đó các bên còn có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời Điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Thêm vào đó, ngoài hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ  10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm theo Điểm a, Khoản 5, Điểm a Khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trên đây là giải đáp của ACC về tẩu tán tài sản. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đội ngũ chuyên gia của ACC để được giải đáp nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo