Tại sao phải tử hình bằng tiêm thuốc độc?

Quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam được quy định như thế nào? Quy trình tiêm thuốc độc được diễn ra như thế nào? Tại sao phải tử hình bằng tiêm thuốc độc? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây về hình thức tử hình bằng việc tiêm thuốc độc mà ACC chia sẻ nhằm trả lời cho câu hỏi tại sao phải tử hình bằng tiêm thuốc độc.

Tiem Thuoc Doc

Tại sao phải tử hình bằng tiêm thuốc độc

1. Quy định về hình phạt tử hình 

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Không thi hành án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi bị xét xử;người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. (tại Điều 40 Văn bản hợp nhất số 01/2017/VBHN-VPQH Bộ luật hình sự quy định về hình phạt tử hình).

2. Tiêm thuốc độc trong tử hình là gì?

Tiêm thuốc độc là cách tiêm vào cơ thể người một liều thuốc độc tổng hợp. Thường gồm ba loại thuốc tiêm theo trình tự:

  • Thuốc làm mất tri giác;
  • Thuốc làm liệt hệ vận động;
  • Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Ứng dụng chính cho thủ tục này là hình phạt tội tử hình, nhưng thuật ngữ này cũng có thể được áp dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm cái chết êm ái và tự tử.

Kể từ thập niên 1980, biện pháp này ngày càng phổ biến. Đây được coi là một cách xử tử nhân đạo thay thế cho ghế điện, treo cổ, xử bắn, phòng hơi ngạt, và các biện pháp khác.

Tiêm thuốc độc lần đầu tiên được phát triển ở Hoa Kỳ, hiện tại nó cũng là một phương thức hợp pháp để xử tử hình ở Trung Quốc, Thái Lan, Guatemala, Maldives và Việt Nam, mặc dù Guatemala đã không xử tử người nào từ năm 2000. Nó cũng được sử dụng ở Philippines cho đến khi nước này bãi bỏ án tử hình năm 2006.

3. Quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc.

Theo quy định của pháp luật thì trình tự thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được thực hiện như sau:

Trước giờ thi hành án, cơ quan chức năng phải chuẩn bị đủ 3 liều thuốc, mỗi liều bao gồm 3 loại thuốc như đã nêu trên (trong đó có 2 liều dự phòng). Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận, niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch.

Việc đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định, thực hiện theo trình tự 3 bước sau:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác

Sau khi tiêm mũi thuốc thứ nhất xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim

Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

4. Trách nhiệm của các Cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân các cấp trong thi hành án tử hình

Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc có quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân các cấp trong thi hành án tử hình cụ thể:

Tại điều 8, điều 9, điều 10, điều 11 trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền thuộc Công an nhân dân: Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; Công an cấp huyện nơi tổ chức thi hành án; Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình.

Tại điều 12, điều 13, điều 14 trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình

Và từ điều 15 đến điều 22 quy định trách nhiệm của các Bộ và Uỷ ban nhân dân Cấp tỉnh trong thi hình án: Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ y tế; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính; Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể, đồng thời đó trả lời cho câu hỏi tại sao phải tử hình bằng tiêm thuốc độc. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo