Mỗi người chúng ta đều có thể thấy hàng hóa được trao đổi mỗi ngày và là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Hàng hóa tồn tại nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Trên thị trường, cụm từ “hàng hóa đặc biệt” được xuất hiện khá nhiều nhưng liệu bạn đã hiểu đúng Tại sao dịch vụ là hàng hóa đặc biệt? Bạn có thể tìm được câu trả lời trong bài viết sau đây.
tại sao dịch vụ là hàng hóa đặc biệt
1. Hàng hóa là gì?
Hàng hóa trong tiếng Anh là Goods/Commodities. Hiểu cụ thể hàng hóa là gì?
1.1. Khái niệm hàng hóa là gì?
Theo Luật giá năm 2013 thì hàng hoá là tài sản có thể:
- Trao đổi, mua, bán trên thị trường,
- Có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm cá các loại động sản và bất động sản.
- Theo Từ điển tiếng Việt:
Hàng hóa là 01 trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Hàng hóa theo nghĩa hẹp thì hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định, có thể trao đổi, mua bán được.
Hàng hóa theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả những thứ có thể trao đổi, mua bán được.
Khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005 phân hàng hoá thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất là các loại động sản, cả động sản hình thành trong tương lai;
Nhóm thứ hai gồm những vật gắn liền với đất đai.
- Theo kinh tế chính trị Marx-Lenin: (nguồn trích dẫn wikipedia.org)
Trong kinh tế chính trị Mác – Lê nin, hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua việc trao đổi, mua bán.
Hàng hóa có thể là hữu hình (sắt thép, quyển sách) hay vô hình (sức lao động).
Theo Các - Mác thì hàng hóa là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất vốn có của nó. Đồ vật để trở thành hàng hóa cần có:
+ Ích dụng với người dùng
+ Giá trị về mặt kinh tế
+ Sự hạn chế để đạt được nó, ý nói đến độ khan hiếm
Cũng theo quan điểm của Các – Mác hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
1.2. Ví dụ về hàng hóa
Điều dễ thấy trong cuộc sống hàng ngày về sự trao đổi hàng hóa đó là khi con người đi siêu thị, đi chợ và mua những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Đó có thể là những mặt hàng rau củ, mặt hàng thịt cá…
Hay như xe máy là một hàng hóa được sử dụng phổ biến. Xe máy được sử dụng với mục đích di chuyển, đi lại tiện lợi, nhanh chóng hơn. Xe máy cũng là sản phẩm được chế tạo ra bởi trí tuệ con người. Một người chỉ có thể sở hữu cho mình chiếc xe máy thông qua quá trình trao đổi, mua bán.
Tương tự, hiện nay máy điều hòa nhiệt độ cũng là thứ không thể thiếu trong nhiều gia đình. Khi có điều hòa thì nhiệt độ không khí ở một môi trường nhất định cũng được điều chỉnh theo ý muốn như mát hơn, ấm hơn… Điều hòa cũng là sản phẩm của trí tuệ nhân loại. Muốn sở hữu điều hòa phải trao đổi, mua bán.
2. Dịch vụ có phải là hàng hóa?
Về lý luận hàng hóa của Mác, tôi khẳng định, dịch vụ là 1 loại hàng hóa các bạn nhé. Có điều, dịch vụ là một loại hàng hóa vô hình, khác với những loại hàng hóa vật thể hữu hình như bàn, như gà, như gạo …mà chung ta thấy trong các ví dụ trước.
3. Hai thuộc tính của dịch vụ
Ta lấyví dụ: dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân chẳng hạn.
Về mặt thuộc tính, dịch vụ khám chưa bệnh có 2 thuộc tính cơ bản: Thuộc tính giá trị sử dụng là đáp ứng nhu cầu của khách hàng (bệnh nhân). Còn, thuộc tính giá trị chính là hao phí lao động của bác sỹ tạo ra dịch vụ.
Thời kỳ của Mác nghiên cứu, thì dịch vụ chưa phát triển mạnh và đa dạng như bây giờ, chủ yếu vẫn là sản xuất hàng hóa vật thể. Mác chưa có điều kiện để trình bày dịch vụ với tư cách là một hàng hóa một cách sâu sắc, điều này làm cho nhiều người lầm tưởng Mác chỉ biết tới hàng hóa vật thể, nhưng trái lại, thì Mác cũng chia dịch vụ theo 2 khu vực: dịch vụ cho sản xuất và dịch vụ cho tiêu dùng.
4. Dịch vụ khác với hàng hóa thông thường ở đâu?
Thứ nhất, dịch vụ là hàng hóa vô hình, không cầm nắm, cân đo đong đếm được như hàng hóa dạng vật lý thông thường. Việc đánh giá dịch vụ cũng mang tính chất tương đối, phần nhiều mang tính chất chủ quan. Ví dụ: dịch vụ cắt tóc, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ khám chữa bệnh…
Thứ hai, phần lớn dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ . Việc sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ phải diễn ra đồng thời.
Ví dụ: Với dịch vụ khám chữa bệnh, khi bác sỹ bỏ hao phí lao động thì bệnh nhân cũng là người sử dụng dịch vụ ngay tại thời điểm đó; với dịch vụ nhà hàng, khi người phục vụ nhà hàng phục vụ thực khách, cũng là lúc khách sử dụng dịch vụ ngay lúc đó.
Tuy nhiên, tôi vẫn dùng từ phần lớn thay vì khẳng định tất cả dịch vụ đều là hàng hóa không thể cất trữ, bởi, trong thời đại ngày này, vẫn có loại dịch vụ, theo tôi có thể cất trữ được.
Ví dụ: Dịch vụ dạy học truyền thống không thể cất trữ được, còn các sản phẩm số như Khóa học online người giáo viên có thể dạy và đóng gói sản phẩm và bán cho người học. Người tiêu dùng có thể mua , và có thể sử dụng dịch vụ dạy học đó bất cứ lúc nào. Tương tự như vậy, các sản phẩm số khác như ca nhạc, phim ảnh theo tôi, vẫn là những dịch vụ có thể bảo tồn và tích trữ được.
Rõ ràng, khi trình độ khoa học công nghệ càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần con người ngày càng cao, thì các loại hàng hóa đặc biệt theo đó xuất hiện càng nhiều.
Nội dung bài viết:
Bình luận