Mục đích của việc xác định bất kỳ tài sản nào là hữu hình hay vô hình là để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, xác định giá trị của một công ty và cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích vốn có khi sở hữu tài sản đó. Giá trị của một tài sản hữu hình giảm dần khi nó được sử dụng. Một tài sản vô hình có thể tăng giá trị cho đến khi nó đến ngày hết hạn. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến tài sản hữu hình và tài sản vô hình theo pháp luật Việt Nam.
1. Tài sản hữu hình là gì ?
Khi nói đến vật là nói đến tất cả những gì tồn tại dưới dạng vật chất, dưới góc độ pháp lí, một vật có thực của thế giới vật chất chỉ trở thành tài sản nếu nó được sở hữu hoặc có thể sở hữu được. Để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.
2. Tài sản vô hình là gì ?
Tài sản vô hình hay cụ thể theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 gọi là quyền tài sản thì bao gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất;
- Quyền tài sản đối với các quyền khác theo quy định pháp luật.
3. Phân loại tài sản hữu hình.
Tài sản hữu hình được phân loại cụ thể theo quy định từ Điều 109 đến Điều 114 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
Hoa lợi, lợi tức
- Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
- Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
Vật chính và vật phụ
- Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
- Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vật chia được và vật không chia được
- Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
- Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
- Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
- Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Vật cùng loại và vật đặc định
- Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
- Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
- Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
Vật đồng bộ
- Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Phân loại tài sản vô hình.
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC giải thích như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
- Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:
- Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,...;
- Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu...;
- Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm 3.1.
Theo quy định trên, tài sản vô hình bao gồm các loại sau:
- Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,...;
- Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu...;
- Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm 3.1.
5. Mối quan hệ giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai yếu tố cấu thành nên quy định về tài sản nói chung theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015. Cả hai loại tài sản này tạo nên sự hoàn thiện hơn trong quy định pháp luật về tài sản. Từ đó, ta thấy rằng khoa học pháp lý ngày càng hoàn thiện và đi theo sự phát triển của xã hội.
Dưới đây là một số phân biệt phổ biến giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Tài sản hữu hình | Tài sản vô hình |
1. Chúng có một sự tồn tại vật chất. | 1. Chúng không tồn tại vật chất. |
2. Tài sản hữu hình được khấu hao. | 2. Tài sản vô hình được khấu hao. |
3. Nhìn chung dễ thanh lý hơn nhiều do sự hiện diện thực tế của chúng. | 3. Không dễ thanh lý và bán trên thị trường. |
3. Nhìn chung dễ thanh lý hơn nhiều do sự hiện diện thực tế của chúng. | 4. Chi phí khó xác định hơn nhiều đối với Tài sản vô hình. |
5. Ví dụ: xe cộ, nhà máy & máy móc, v.v. | 5. Chi phí khó xác định hơn nhiều đối với Tài sản vô hình. |
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Tài sản hữu hình và tài sản vô hình theo pháp luật Việt Nam”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận