Tài sản bị tịch thu là tài sản đang thế chấp ngân hàng thì xử lý như thế nào

Thế chấp là một cách thức mà bên có quyền và bên có nghĩa vụ lựa chọn để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thông qua một tài sản và giá trị của tài sản này có thể tương đương hoặc lớn hơn giá trị của nghĩa vụ. Vậy Tài sản bị tịch thu là tài sản đang thế chấp ngân hàng thì xử lý như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tài sản bị tịch thu là tài sản đang thế chấp ngân hàng thì xử lý như thế nào?
Tài sản bị tịch thu là tài sản đang thế chấp ngân hàng thì xử lý như thế nào

Thế chấp là gì?

Thế chấp là một cách thức mà bên có quyền và bên có nghĩa vụ lựa chọn để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thông qua một tài sản và giá trị của tài sản này có thể tương đương hoặc lớn hơn giá trị của nghĩa vụ.

Tài sản thế chấp là gì?

Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp tiếng anh là Collateral.

Tài sản bị tịch thu là tài sản đang thế chấp ngân hàng thì xử lý như thế nào

Căn cứ Điều 23 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu như sau:

Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu

...

  1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, thì xử lý như sau:
  2. a) Bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước;
  3. b) Bên nhận thế chấp có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xử lý tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu. Trường hợp tài sản bảo đảm sau khi được xử lý có giá trị lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chưa nộp đủ khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước, thì bên nhận thế chấp có nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm;
  4. c) Bên nhận thế chấp không thực hiện nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu trong thời hạn quy định, thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng hoặc lĩnh vực khác có liên quan.

...

Theo quy định trên thì bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.

Đặc điểm của biện pháp thế chấp

Thứ nhất, đây là thỏa thuận phái sinh mang tính bổ sung cho nghĩa vụ chính, nó không tồn tại độc lập mà phụ thuộc và nghĩa vụ chính mà nó đảm bảo:

Ví dụ: A cần 1 tỷ đầu tư vào một dự án kinh doanh nên A đã mang thế chấp căn nhà của mình tại Ngân hàng X để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ. Như vậy nghĩa vụ chính là nghĩa vụ vay tiền, còn việc thế chấp căn nhà chỉ là thỏa thuận phái sinh.

Thứ hai, đối tượng của thế chấp tài sản là tài sản, trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, phạm vi bảo đảm không vượt quá nghĩa vụ đã được xác định so với nội dung đã được xác định ở quan hệ nghĩa vụ chính.

Thứ tư, tài sản thế chấp chỉ được xử lý khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Bên nhận thế chấp chỉ được tiến hành xử lý tài sản thế chấp khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng ngĩa vụ. Khi đó, xử lý theo phương thức hai bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 115 BLDS 2015 quy định về quyền tài sản như sau:

"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

Một cách khái quát nhất, có thể định nghĩa quyền tài sản như sau: Quyền tài sản là một loại sản có trị giá được bằng tiền, bao gồm tất cả các quyền và lợi ích mà chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng quyền được công nhận. Ngoài các đặc điểm chung của tài sản, quyền tài sản có một số đặc điểm như:

Thứ nhất, quyền tài sản là tài sản vô hình. Chúng ta không thể xác định được quyền tài sản dựa trên các giác quan cơ bản của con người, mà chỉ có thể nhận biết qua các loại giấy chứng nhận.

Thứ hai, Quyền tài sản có tính thời hạn. Chẳng hạn như đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp đất thuê có thu tiền thì thời hạn thuê thông thường là 50 năm. Đối với quyền đòi nợ, quyền phát sinh từ hợp đồng mua bán thời hạn sẽ là thời hạn của hợp đồng.

Khoản 1 Điều 317 BLDS 2015 quy định:

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)

Quyền của bên thế chấp

Bên cạnh các nghĩa vụ, Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quyền của bên thế chấp như sau:

- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về Tài sản bị tịch thu là tài sản đang thế chấp ngân hàng thì xử lý như thế nào. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo