Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. Vậy, tài sản chính là gì? Tài sản tài chính được phân loại như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.
Tài sản chính là gì?
1. Tài chính là gì?
Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Về khái niệm tài chính, các sách báo kinh tế, pháp lý thường lý giải theo những phương diện khác nhau:
-Tài chính bao gồm các quỹ tiền tệ được hình thành bởi nhà nước nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Đây là cách hiểu trực quan lên hiện tượng tài chính. Cần phải phân biệt rõ, tài chính không phải là tiền tệ, nhưng các quỹ tiền tệ được hình thành bởi Nhà nước chính là những biểu hiện bên ngoài của tài chính. Cụ thể hơn các quỹ tiền tệ chính là biểu hiện về mặt vật chất của tài chính để qua đó mà tài chính tồn tại thực trong đời sống kinh tế-xã hội.
-Tài chính là tổng hợp các quan hệ kinh tế, hình thành trong quá trình thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định của Nhà nước, để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Đây là cách hiểu tài chính trừu tượng, xuất phát từ bản chất bên trong của tài chính – vốn là các quan hệ phân phối của tài chính là phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân – kết quả của các hoạt động kinh tế.
Một cách khái quát, tài chính được xác định như sau: tài chính là hiện tượng đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế – xã hội. Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể (pháp nhân hay thể nhân) trong xã hội.
2. Khái niệm tài sản
Khái niệm tài sản: Tài sản - với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu - đã được Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015 xác định như sau:
"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật và mọi vật khác vói ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).
Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lí cũng được mở rộng.
Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật nhưng bình thường không được coi là vật.
Như vậy, nếu xét dưới góc độ luật học thì khái niệm tài sản được nhìn nhận trong mối quan hệ với quyền sở hữu và được xem xét dưới các khía cạnh đa dạng như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, động sản và bất động sản.
3. Tài sản tài chính là gì?
Tài sản tài chính là tài sản có tính thanh khoản mà giá trị của nó đến từ quyền ghi trên hợp đồng hoặc quyền sở hữu một thứ gì đó. Tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETFs và tiền gửi ngân hàng chính là những ví dụ về tài sản tài chính.
Không giống như đất đai, tài sản, hàng hóa hoặc tài sản vật chất hữu hình khác, tài sản tài chính không nhất thiết phải có giá trị vật chất hoặc thậm chí là một hình thức vật chất, tức là không sờ không nắm được. Thay vào đó, giá trị của chúng phản ánh các yếu tố cung và cầu trên thị trường và mỗi tài sản có một mức độ rủi ro riêng.
Tài sản được phân loại thành 3 loại là: tài sản thực, tài sản tài chính và tài sản vô hình. Tài sản thực là tài sản vật chất như kim loại quý, đất đai, bất động sản và các mặt hàng như đậu nành, lúa mì, dầu và sắt.
Tài sản vô hình là tài sản không có hình dạng thực tế như bằng sáng chế, nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ.
Tài sản tài chính nằm giữa hai loại trên. Tài sản tài chính có vẻ như vô hình, chỉ có giá trị được nêu trên giấy tờ mà thôi. Các loại giấy tờ này đại diện cho quyền sở hữu của một thực thể nào đó chẳng hạn như một công ty (cổ phiếu), hay các hợp đồng tương lai, trái phiếu.
Tài sản tài chính thường xuất phát từ một loại tài sản cơ sở nào đó. Ví dụ đậu này là tài sản cơ sở nhưng hợp đồng tương lai của giá đậu nành lại là tài sản tài chính. Tương tự, bất động sản, cổ phiếu của quỹ ủy thác đầu tư bất động sản (REITs) cũng là tài sản tài chính.
4. Các loại tài sản tài chính
Các loại tài sản tài chính tiêu biểu bao gồm:
Chứng chỉ tiền gửi (CD): Một thỏa thuận giữa nhà đầu tư và một tổ chức ngân hàng trong đó khách hàng (Công ty) giữ một lượng tiền gửi trong ngân hàng theo thời hạn đã thỏa thuận để đổi lấy lãi suất được đảm bảo.
Trái phiếu: Một dạng công cụ nợ được bán bởi các công ty hoặc chính phủ để gây quỹ cho các dự án ngắn hạn. Trái phiếu là một tài sản có tính pháp lý ghi rõ tiền mà nhà đầu tư đã cho người vay và số tiền khi cần phải trả lại (cộng với tiền lãi) và ngày đáo hạn trái phiếu.
Cổ phiếu: Cổ phiếu không có bất kỳ ngày đáo hạn. Đầu tư vào cổ phiếu của một công ty có nghĩa là tham gia vào quyền sở hữu của công ty, nên sẽ chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ do công ty làm ra.
Tiền mặt: Trong kinh tế học, Tiền mặt hay Hiện kim là tiền dưới hình thức vật chất của tiền tệ, chẳng hạn như tiền giấy và tiền kim loại. Trong sổ sách kế toán và tài chính, tiền mặt là tài sản hiện tại bao gồm tiền tệ hoặc thứ tương đương với tiền tệ có thể được lấy ra ngay lập tức hoặc gần như ngay lập tức.
Tiền gửi ngân hàng: là những khoản dự trữ của tổ chức với Ngân hàng trong việc tiết kiệm.
Các khoản cho vay: Các khoản cho vay và phải thu là những tài sản có thanh toán cố định hoặc có thể xác định được. Đối với ngân hàng, các khoản vay là tài sản và họ có thể bán chúng cho các bên có nhu cầu như là 1 hoạt động kinh doanh.
Công cụ phái sinh: Công cụ phái sinh là tài sản tài chính có giá trị được lấy từ các tài sản cơ bản khác. Đây là những hợp đồng CFD mà chúng ta hay giao dịch trong thị trường ngoại hối.
Tất cả các tài sản tài chính ở trên là tài sản lưu động vì chúng có thể được chuyển đổi thành giá trị tương ứng theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng, hoặc giữa các bên. Nên không nhất thiết phải có giá trị vật chất như đất đai, tài sản, hàng hóa, v.v.
Bên cạnh đó, ta có thể phân loại các tài sản trên vào những nhóm như sau để hiểu rõ về bản chất của từng loại tài sản tài chính này.
Theo IAS39, Tài sản tài chính được chia làm 4 loại dựa trên mục đích mua và nắm giữ tài sản:
Nhóm 1: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, gồm:
Tài sản tài chính nắm giữ phục vụ cho mục đích kinh doanh (loại này cứ được giá là bán)
Công cụ tài chính phái sinh phục vụ cho mục đích kinh doanh
Các Tài sản tài chính khác mà doanh nghiệp phân loại vào nhóm này
Nhóm 2: Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Đây là các khoản đầu tư mà doanh nghiệp có chủ đích và khả năng nắm giữ chúng đến ngày đáo hạn. Các khoản đầu tư này phải thỏa mãn 2 điều kiện sau để được xếp vào nhóm này:
- Số tiền thu về tại ngày đáo hạn được xác định 1 cách chắc chắn.
- Thời điểm thu tiền về được xác định 1 cách chắc chắn.
Ví dụ: trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn,..
Nhóm 3: Khoản cho vay và phải thu:
Các khoản cho vay và phải thu không được niêm yết, việc chuyển nhượng mua bán khó khăn nên có tính thanh khoản thấp hơn nhóm Tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Khác với các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, các khoản cho vay và phải thu có đặc điểm là số tiền và thời điểm thu tiền về không được xác định chắc chắn.
VD: khoản Phải thu KH, Phải trả NB, Khách hàng ứng trước, phải thu khác, ký cược, ký quỹ…
Nhóm 4: Tài sản tài chính không thuộc 3 nhóm trên, gồm:
- Ngoại tệ, vàng bạc: không phục vụ cho mục đích kinh doanh mà phục vụ cho hoạt động sản xuất. Loại này được ghi nhận theo giá trị hợp lý.
- Công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro.
- Đầu tư tài chính khác, gồm:
+ Góp vốn liên doanh ngắn hạn (loại này không được niêm yết, nên không xác định được giá trị hợp lý 1 cách chính xác)
+ Đầu tư vào các doanh nghiệp với mục đích chiến lược, dài hạn, không phải với mục đích tìm kiếm LN trong ngắn hạn, loại này cũng không xác định được giá trị hợp lý 1 cách chính xác.
+ Khoản phải thu KH có gốc ngoại tệ (được ghi nhận theo giá trị hợp lý).
5. Đặc điểm của tài sản tài chính
5.1. Tính thanh khoản
Tinh thanh khoản của một tài sản tài chính là sự dễ dàng trong quá trình chuyển tài sản đó sang tiền mặt trong một thời gian ngắn. Có 2 điều kiện để đảm bảo tính thanh khoản của mỗi tài sản tài chính:
- Việc chuyển đổi phải nhanh chóng.
- Phí tổn chuyển đổi phải thấp.
Như vậy, tài sản tài chính nào đòi hỏi nhiều thời gian và phí tổn để có thể chuyển đổi thành tiền tệ cao, có nghĩa là tài sản tài chính đó mang tính thanh khoản thấp.
Nó tùy thuộc vào 2 yếu tố:
- Thời gian từ lúc bán các tài sản tài chính để lấy lại tiền lâu hay mau
- Tùy theo chi phí giao dịch gồm tiền phí tổn trả cho các trung gian và sai biệt giá mua vào và giá bán ra.
5.2. Tính rủi ro
- Là những đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với các nhà đầu tư vào tài sản tài chính.
- Rủi ro có thể gồm nhiều loại:
Rủi ro thanh toán xuất phát từ sự phá sản của các chủ thể phát hành các tài sản tài chính. Như vậy, các trái phiếu kho bạc, các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng thường ít rủi ro không thanh toán hơn so với trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty.
Rủi ro thị trường liên quan đến sự tăng giảm giá trị thị trường của các tài sản tài chính. Giá của các cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường có thể lên xuống vì những thay đổi trong các dự đoán về lạm phát, về tình hình kinh doanh và những yếu tố khác.
Rủi ro lạm phát hay rủi ro về sức mua, xuất hiện trong giá trị của dòng tiền của các tài sản tài chính do lạm phát khi đo lường giá sức mua.
5.3. Tính sinh lợi
Là khả năng có thu nhập từ các tài sản tài chính mang lại cho nhà đầu tư.
Khi kinh doanh vàng bạc, bất động sản, nhà đầu tư chỉ trông đợi giá cả tăng lên để thu lợi nhuận. Trái lại, đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư không những được lợi khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng cao hơn mệnh giá mà họ còn được chia cổ tức, hưởng lợi do giá trị cổ phiếu tăng khi tích lũi nội bộ của công ty tăng.
Tính thanh khoản và tính rủi ro có quan hệ ngược chiều nhau. Một tài sản tài chính càng có nhiều rủi ro càng ít tính thanh khoản và do đói mức lãi trả cho chứng khoán đó sẽ cao.
6. Ưu nhược điểm của tài sản tài chính
6.1. Tài sản tài chính có tính thanh khoản cao
- Ưu điểm
- Tài sản tài chính có tính thanh khoản cao rất dễ chuyển đổi thành tiền mặt.
- Một số tài sản tài chính có giá trị cao.
- Bảo hiểm FDIC và NCUA có giá trị lên tới 250.000 đô la.
- Nhược điểm
- Tài sản tài chính có tính thanh khoản cao không nhận được nhiều sự quan tâm
- Tài sản tài chính thanh khoản thấp có thể khó chuyển đổi thành tiền mặt.
- Giá trị của một tài sản tài chính chỉ mạnh nhờ tài sản cơ sở.
6.2. Tài sản có tính thanh khoản thấp
Ngược lại với tài sản có tính thanh khoản cao là tài sản thanh khoản thấp. Bất động sản và đồ cổ là ví dụ về tài sản tài kém thanh khoản. Những tài sản này có giá trị nhưng không thể mua bán để lấy tiền mặt nhanh chóng được.
Ví dụ khác về tài sản tài chính kém thanh khoản là các cổ phiếu có mức độ giao dịch thấp trên thị trường. Đây là những khoản đầu tư như cổ phiếu giá trị thấp hoặc trái phiếu lãi suất cao, đầu cơ không có nhiều người mua khi cần bán gấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận