Tài sản có rủi ro là gì? (Cập nhật 2024)

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản rủi ro và phi rủi ro luôn có ý nghĩa quan trọng trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều sự nhầm lẫn khi phân biệt hai loại tài sản này. Vậy tài sản rủi ro là gì? Pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.

Ban Nha Dang The Chap Ngan Hang

Tài sản rủi ro là gì?

1. Tài sản phi rủi ro

Tài sản phi rủi ro trong tiếng anh là Risk-free asset. Tài sản phi rủi ro được hiểu là những tài sản mang lại tỉ suất lợi tức chắc chắn bằng lãi suất phi rủi ro.

2. Đặc trưng của tài sản phi rủi ro

Trên thực tế, không có tài sản nào hoàn toàn không có rủi ro, tuy nhiên các chủ thể là những nhà nghiên cứu thường lấy tín phiếu kho bạc làm cơ sở cho tài sản phi rủi ro trên thị trường. Bản chất ngắn hạn của các tín phiếu cũng sẽ làm cho giá trị của chúng không nhạy cảm với những biến động lãi suất.

Do đó các chủ thể là các nhà đầu tư có thể chốt lợi tức danh nghĩa ngắn hạn bằng cách thực hiện việc mua một tín phiếu và nắm giữ tín phiếu đó đến khi đáo hạn. Ngoài ra những biến động về lạm phát trong thời gian vài tuần, thậm chí vài tháng không đáng kể so với sự thay đổi về lợi tức của cổ phiếu.

Một số nhà đầu tư thường sử dụng các công cụ trên thị trường tiền tệ làm tài sản phi rủi ro. Đây thường là những công cụ ngắn hạn, chính bởi vì vậy mà đa số không chịu tác động rủi ro và tương đối an toàn với rủi ro tài chính.

Đa số hiện nay các quỹ trên thị trường tiền tệ nắm giữ chủ yếu ba loại chứng khoán-tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng (CDs) và thương phiếu (CP).

Lợi tức đến khi đáo hạn trên chứng chỉ tiền gửi -CDs và thương phiếu CP trong cùng khoảng thời gian như nhau luôn cao hơn lợi tức của các tín phiếu.

Rủi ro của các khoản đầu tư ngắn hạn hàng đầu như CDS và CP thực chất là rất nhỏ khi chúng ta so với rủi ro của đa số các tài sản khác như trái phiếu doanh nghiệp dài hạn, chứng khoán doanh nghiệp hoặc bất động sản.

3. Tài sản có rủi ro

Tài sản có rủi ro trong tiếng Anh là Risk weighted assets.

Tài sản có rủi ro nghĩa là tổng giá trị tài sản "có" xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản "có" tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Hoặc tài sản có rủi ro được hiểu cơ bản chính là tài sản của ngân hàng hoặc các khoản tiếp xúc ngoại bảng, được tính toán theo rủi ro.

Có thể hiểu, mỗi loại tài sản "có" của ngân hàng sẽ được gắn với một hệ số rủi ro (%) căn cứ theo mức độ rủi ro của tài sản. Hệ số rủi ro được Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể và nó sẽ được sử dụng nhằm mục đích để tính các hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại.

Trong hoạt động ngân hàng, các khoản mục chi tiết của tài sản "có: quan trọng nhất có thể kể đến là:

  • Cho vay khách hàng (tín dụng)
  • Chứng khoán đầu tư - kinh doanh
  • Tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác (thị trường liên ngân hàng)
  • Tiền - kim loại quý tại quỹ
  • Tài sản cố định của ngân hàng

4. Phân loại tài sản có rủi ro của ngân hàng 

Phân loại tài sản có rủi ro của ngân hàng được quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-NHNN:

"1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:

a) Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ( trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này)

b) Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với dối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này).

c) Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.

2. Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế:

Ngân hàng nhà nước không thực hiện phân nhóm chứng khoán đầu tư trên thị trường quốc tế cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro. Việc xác định dự phòng cụ thể đối với khoản mục này chỉ thực hiện đối với các loại chứng khoán đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán.

3. Các khoản tái cấp vốn:

a) Nhóm 1: Các khoản tái cấp vốn trong hạn;

b) Nhóm 2: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn dưới 1 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần đầu.

c) Nhóm 3: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ hai.

d) Nhóm 4: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ ba.

đ) Nhóm 5: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 3 năm trở lên, những khoản tái cấp vốn không có thời hạn thanh toán, khoản nợ được khoanh và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ từ lần thứ tư trở lên.

4. Thanh toán với nhà nước và ngân sách nhà nước:

a) Nhóm 1: Các khoản thanh toán với nhà nước trong ngân sách nhà nước trong hạn.

b) Nhóm 2: Các khoản thanh toán với nhà nước và Ngân sách nhà nước đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này)

c) Nhóm 3: Các khoản nợ cũ của ngân sách nhà nước chưa được thanh toán phát sinh trước thời điểm Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành.

5. Các khoản phải thu khác:

a) Nhóm 1: Các khoản phải thu khác trong hạn và quá hạn dưới 6 tháng.

b) Nhóm 2: Các khoản phải thu khác quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

c) Nhóm 3: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

d) Nhóm 4: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

đ) Nhóm 5: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 3 năm trở lên, các khoản phải thu không có hạn thanh toán và đối tượng phải thu không có khả năng thanh toán."

Khi tính toán các tài sản rủi ro của một ngân hàng, các tài sản được phân thành các loại khác nhau dựa trên mức độ rủi ro và khả năng phát sinh một khoản lỗ. Thông tư 06/2016/TT-NHNN:

Mức độ rủi ro tài sản có nội bảng sẽ được phân chia theo hệ số rủi ro:

- Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 0%

  • Tiền mặt
  • Vàng
  • Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nhà nước
  • Tiền gửi tại các ngân hàng chính sách
  • Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, ngân hàng nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, các khoản phải đòi đối với Chính phủ Việt Nam.
  • Các khoản phải đòi đối được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh thanh toán, các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
  • Các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được đảm bảo đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng (I) tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (II) sổ tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, (III) giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
  • Các khoản phải đòi đối với Chính phủ rung ương, ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD hoặc được chính phủ trung ương, ngân hàng trung ương các nước này bảo lãnh thanh toán.
  • Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
  • Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế hoặc được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán.
  • Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
  • Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 20%
  • Kim loại quý (trừ vàng), đá quý
  • Các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước.
  • Các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành.
  • Trái phiếu do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành.
  • Giấy tờ có giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành.
  • Các khoản phải đòi đối với ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc khối OECD và những khoản phải đòi được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán.
  • Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thoả thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty bảo lãnh thanh toán.
  • Các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc khối OECD có tuân thủ những thoả thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán.
  • Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đủ cả về thời hạn và giá trị bằng: (I) tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, (II) sổ tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, (III) giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài pát hành.

- Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 50%

Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay.

- Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 100%

  • Các khoản góp vốn, mua cổ phần, không bao gồm phần giá trị góp vốn, mua cổ phần đã bị trừ khỏi vốn cấp 1 để tính vốn tự có.
  • Giá trị nguyên giá các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác.
  • Toàn bộ tài sản Có khác còn lại trên bảng cân đối kế toán, ngoài các khoản phải đòi đã được phân loại vào nhóm hệ số rủi ro 0%, 20%,50%, 100%, 150%.

- Nhóm tài sản "Có"  có hệ số rủi ro 150%

  • Các khoản phải đòi đối với các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dung.
  • Các khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
  • Các khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
  • Các khoản cho vay được đảm bảo bằng vàng.

- Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 200%

Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản.

Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về tài sản rủi ro là gì. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (998 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo