Tài sản nợ tiếng anh là gì? (Cập nhật 2024)

Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tổn tại sẽ có như hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu đã được thoả thuận giữa các bên, tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản. Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Tài sản nợ tiếng anh là gì? (Cập nhật 2023)" và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

Thông Tư 20 2011 Tt Nhnn Của Ngân Hàng Nhà Nước
Tài sản nợ tiếng anh là gì? (Cập nhật 2023)

1. Khái niệm về tài sản

Tài sản – với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau:

"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản". Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật và mọi vật khác với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật.

Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.

Cho ví dụ về tài sản Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển… không được coi là vật. Nhưng nếu các vật này được đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh… lại được coi là vật. Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tư cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của các giao dịch dân sự.

2.Tài sản nợ là gì?

Tài sản nợ (LIABILITIES) là nợ; các cam kết nợ. Những thứ nợ phải trả bằng tiền hoặc giá trị tương đương. Trái nghĩa của nó là tài sản có trong bảng cân đối tài khoản. Xem Accrued liabilities; Capital liabilities; Contingent liabilities; Current liabilities; Fixed liabilities; Long-term liabilities.

3. Quy định chung về nhận tài sản bảo đảm gán nợ

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ (nhận gán nợ) là việc chuyển quyền sở hữu tài sản (quyền sử dụng đất) bảo đảm từ bên bảo đảm sang bên nhận bảo đảm.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định, trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 223 về “Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng” của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp này, bên nhận bảo đảm phải cung cấp hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có thỏa thuận về việc mình có quyền được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, Giấy chứng nhận về tài sản bảo đảm (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật liên quan.

Phương thức xử lý tài sản bảo phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảmlà bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (gán nợ). Vậy, bên bảo đảm ở đây phải đồng thời là bên có nghĩa vụ. Do đó, phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm cố tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại ngân hàng.
Trong trường hợp này, các bên cần quy định các phương thức xử lý tài sản bảo đảmkhác. Trong khi đó, khoản 1 Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm”. Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 không khẳng định bên bảo đảm phải là bên có nghĩa vụ.
Do đó, bên thứ ba có thể bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Từ đây cho thấy, không có lý do gì mà lại hạn chế quyền của chủ nợ đối với tài sản bảo đảm là tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Vì vậy, cần sửa đổi BLDS theo hướng cho phép sự thỏa thuận về phương thức “gán nợ” đối với cả tài sản của bên thứ ba khi đưa ra bảo đảm.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Tài sản nợ tiếng anh là gì? (Cập nhật 2023), cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo