Dưới đây, ACC sẽ tổng hợp thông tin và gửi đến quý độc giả vấn đề về tài sản nợ của ngân hàng và quản lý tài sản nợ đó như thế nào. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.
Tài sản nợ của ngân hàng
1. Tài sản nợ của ngân hàng
Tài sản nợ (LIABILITIES) là nợ; các cam kết nợ. Những thứ nợ phải trả bằng tiền hoặc giá trị tương đương. Trái nghĩa của nó là tài sản có trong bảng cân đối tài khoản.
2. Quản lý tài sản nợ của Ngân hàng (liability management)
Quản lý tài sản nợ (liability management) của Ngân hàng có thể hiểu là việc đo lường và kiểm soát các cấp độ rủi ro về tài chính như các rủi ro: rủi ro về lãi suất (chênh lệch giữa các khoản cho vay và tiền gửi); rủi ro về thanh khoản (xảy ra khi các khoản tiền gửi và các khoản cho vay có kỳ hạn đáo hạn là khác nhau).
Mục đích trong việc quản lý tài sản nợ đó chính là việc quản lý lãi ròng giữa các tài khoản có phát sinh lãi (các khoản cho vay) và các khoản và các khoản nợ của tiền trả lãi (tiền gửi) nhằm tạo ra một sự tăng trưởng nhất định đến các danh mục cho vay và lợi nhuận cổ đông, bất chấp những sự biến động của lãi suất ngắn hạn.
- Một số những thành phần có trong tài sản nợ có thể được kể đến như sau:
+ Các tài khoản giao dịch:
Đây được xem như là một phần không thể thiếu trong tài sản nợ của Ngân hàng, tài khoản giao dịch là những tài khoản mà các khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng nhằm mục đích dùng để thanh toán.
Vì đây là khoản tiền dùng để thanh toán của khách hàng nên khoản tiền này không ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho việc cho vay ngắn hạn hoặc có thể sử dụng để dự trữ, các tài khoản giao dịch này bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản vãng lai.
+ Các tài khoản phi giao dịch:
+ Các vốn vay trên thị trường tiền tệ
+ Tài khoản hỗn hợp
+ Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại ( Repurchase Agreement)
3. Phương pháp quản trị tài sản nợ của Ngân hàng
- Biện pháp kinh tế:
Biện pháp kinh tế chính là biện pháp mà ngân hàng sử dụng các đòn bẩy về kinh tế để có thể thúc đẩy nền kinh tế và thu tiền nhanh chóng bằng các chính sách như tăng lãi suất, quà tặng đến khách hàng, từ đó làm tăng số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, không nên quá làm dụng biện pháp này vì nếu huy động vốn không đúng và có tính toán thì sẽ làm tăng lên các khoản chi phí mà Ngân hàng phải trả cho khách hàng.
- Biện pháp kỹ thuật:
Biện pháp kỹ thuật là một biện pháp được sử dụng lâu dài trong Doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả ngắn hạn và dài hạn cho Doanh nghiệp. Những biện pháp kỹ thuật mà một Ngân hàng cần phải thực hiện đó chính là việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các nguồn vốn, đảm bảo tạo ra nhiều sản phẩm huy động vốn khác nhau nhằm thu hút tiền gửi trên thị trường.
- Biện pháp tâm lý:
Đây là biện pháp đánh vào tâm lý của khách hàng, bằng việc thường xuyên gọi điện hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc khách hàng nhằm mục đích củng cố và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Để có thể làm được điều này, các Ngân hàng cần phải tăng cường truyền thông nội bộ, quảng cáo và đạo tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện với khách hàng, từ đó tạo ra hình ảnh đẹp của đội ngũ nhân viên ngân hàng nói riêng và bộ mặt ngân hàng nói chung.
- Trong một số trường hợp, nếu như Ngân hàng có nhu cầu vốn vượt quá khả năng thanh khoản của họ, ngân hàng có thể vay theo thứ tự như sau: Vay qua đêm, vay tái cấp vốn ngân hàng trung ương, sử dụng các hợp động mua lại hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn để có thể huy động vốn,..
- Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động sao cho phù hợp với hoạt động với đặc điểm của ngân hàng, đối với những ngân hàng bán lẻ, chủ yếu sẽ cho vay ngắn hạn để có thể bổ sung nhu cầu tiêu dùng, trong trường hợp vay trung hạn, dài hạn, nên ưu tiên vốn trung hạn, dài hạn đối với những ngân hàng bán buôn.
- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng để đảm bảo được cân đối nguồn vốn giữa việc sử dụng vốn và đảm bảo được khả năng thanh khoản để có thể đảm bảo khả năng động của ngân hàng.
- Mỗi ngân hàng đều có cách riêng trong việc quản lý tài sản nợ riêng, thế nhưng một số những điểm nổi bật chung có thể kể đến như xây dựng kế hoạch nguồn vốn, lập nguồn vốn, thực hiện huy động vốn,.. thì ở mỗi ngân hàng lại có sự tương đồng với nhau.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về tài sản nợ của ngân hàng. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận