Tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp có giống nhau không?

Trên thực tế khái niệm tài sản thế chấp khá quen thuộc với nhiều khách hàng khi tiến hành các thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc hình thức khác. Tuy nhiên thuật ngữ tài sản đảm bảo còn khá mới đối với một số đối tượng khách hàng và hai thuật ngữ này có giống nhau không ? Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc so sánh tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp. 

Nam 2022 Quy Dinh Ve Xu Ly Tai San Dam Bao Dang Cho Thue Nhu The Nao 1

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật dân sự năm 2015. 

1. Tài sản đảm bảo là gì ? 

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Ví dụ anh A và anh B ký kết hợp đồng mua bán bất động sản. Theo đó anh A đặt cọc số tiền 500 triệu đồng để đảm bảo cho việc mua bán. Số tiền 500 triệu này chính là tài sản đảm bảo.

2. Tài sản thế chấp là gì ? 

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Thế chấp tài sản được quy định từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015.

Tài sản thế chấp là một dạng của tài sản đảm bảo. Theo đó bên thế chấp sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đưa ra bảo đảm sẽ thực hiện nghĩa vụ mà không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp). Ví dụ anh A vay 500 triệu từ ngân hàng, và thế chấp căn nhà của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Lúc này căn nhà chính là tài sản thế chấp. 

3. Điều kiện trở thành tài sản đảm bảo.

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản bảo đảm:

Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Tuy nhiên, việc xác định thời điểm đảm bảo cả ba điều kiện không được nêu rõ. Do đó, khi thực hiện, bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo có thể thỏa thuận về thời điểm quan trọng nhất định phải đáp ứng ba điều kiện chứ không cần thiết phải đáp ứng mọi thời điểm.

Tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Như vậy trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có quy định: “tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch”. Như vậy, tài sản phải “không cấm giao dịch” mới có thể là sử dụng làm tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể dẫn đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm nên “không cấm giao dịch” là một điều kiện phù hợp đối với tài sản bảo đảm.

Khoản 2 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”. Điều kiện này yêu cầu tài sản bảo đảm phải là tài sản tồn tại trên thực tế và cho dù được mô tả chung thì vẫn phải xác định được. Đây là điều kiện rất cần thiết trong trường hợp khi tài sản bảo đảm là tài sản được mô tả chung và không có chi tiết cụ thể mô tả (ví dụ như tài sản bảo đảm là hàng hóa, vật tư hoặc số dư trong tài khoản – vì các loại tài sản này thay đổi hàng ngày và không thể mô tả chi tiết cụ thể) và tài sản hình thành trong tương lai.

4. Điểm giống nhau giữa tài sản bảo đảm và tài sản thế chấp. 

- Đều là tài sản được dùng để bảo đảm cho một cá nhân, tổ chức nào đó sẽ có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bên có quyền, chẳng hạn như nghĩa vụ trả nợ vay, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết,….

- Khi được sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, cả hai loại tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của người thế chấp hoặc người bảo đảm. Khi nghĩa vụ không được thực hiện đúng như cam kết đã thỏa thuận thì tài sản sẽ bị bên nhận thế chấp, bên nhận bảo đảm đưa ra xử lý để khấu trừ vào nghĩa vụ mà bên kia vi phạm.

5. Điểm khác nhau giữa tài sản bảo đảm và tài sản thế chấp. 

Tài sản bảo đảm Tài sản thế chấp
Tài sản bảo đảm bao gồm nhiều loại tài sản như tài sản đặt cọc, cầm cố, ký quỹ,… Là một loại của tài sản bảo đảm
Ngoại trừ tài sản thế chấp và tài sản cầm cố là bất động sản, các tài sản bảo đảm khác có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba mà không cần phải đăng ký. Tài sản thế chấp có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký
Các loại tài sản bảo đảm khác nhau sẽ được quy định thủ tục, cách thức xử lý khác nhau.

Ví dụ: Đối với tài sản ký quỹ thì ngân hàng sẽ giữ tài sản ký quỹ. Đối với tài sản đặt cọc thì bên nhận đặt cọc sẽ nắm giữ tài sản của bên đặt cọc. Đối với tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố sẽ nắm giữ tài sản của bên cầm cố,…..

Người nhận thế chấp cho phép người thế chấp tiếp tục nắm giữ và sử dụng tài sản thế chấp.

Như vậy, có thể thấy rằng tài sản bảo đảm và tài sản thế chấp tuy có điểm giống nhau nhưng hai thuật ngữ này không đồng nhất là một. 

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp có giống nhau không ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo