Tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc khi muốn vay thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng có thể được các ngân hàng chấp thuận. Vậy, tài sản đảm bảo nào là tốt nhất đối với ngân hàng. Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tài sản đảm bảo là gì?
Tài sản đảm bảo là dạng tài sản tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật hiện hữu, là giấy tờ có giá trị và là quyền tài sản:
- Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa
- Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền
- Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.
Tài sản đảm bảo dùng để vay vốn ngân hàng là những giấy tờ như: nhà đất, giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành, phương tiện giao thông, sổ tiết kiệm, bất động sản có sổ đỏ hoặc sổ hồng hay hợp đồng bảo hiểm có giá trị….
Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người đứng ra vay, kí hợp đồng vay với ngân hàng. Và tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản chắc chắn được hình thành trong tương lai (ví dụ như vay để mua xe ô tô thì xe ô tô đó là tài sản chắn chắn trong tương lai sẽ có).
Những tài sản nào được thế chấp ngân hàng?
Theo quy định về thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng. Tài sản dùng để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng là bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng.
- Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay…
- Tài sản hình thành trong tương lai như: bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
- Tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
Điều kiện của các tài sản vay thế chấp ngân hàng
- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay như: Đất phải thuộc quyền của khách hàng theo quy định của pháp luật về đất đai. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải là tài sản do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
- Tài sản được phép giao dịch: là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh….
- Tài sản không tranh chấp: là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng….
- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm và khách hàng đã mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay.
Những tài sản không thể dùng để thế chấp ngân hàng
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng không chấp nhận những loại tài sản sau khi vay vốn ngân hàng:
- Các tài sản mà nhà nước quy định cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng.
- Tài sản đang còn tranh chấp.
- Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của người thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Tài sản đi thuê, đi mượn.
- Tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong toả, tài sản đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
- Tài sản đang thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác.
- Tài sản khó cất giữ, bảo quản, kiểm định, đánh giá.
Tài sản đảm bảo tốt nhất với ngân hàng
Trong các loại tài sản đảm bảo, sổ tiết kiệm do chính ngân hàng phát hành là tài sản đảm bảo tốt nhất đối với ngân hàng.
Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Tài sản đảm bảo nào tốt nhất với ngân hàng? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận