Tài nguyên của du lịch nhân văn là gì? Tài nguyên Du lịch Nhân văn tiếng Anh là gì? Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì? Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn trong phát triển du lịch Việt Nam? Tài nguyên du lịch có ý nghĩa và quan trọng đối với đất nước. Tài nguyên du lịch sẽ được tạo ra từ hai loại tài nguyên: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hiện nay, ở nước ta chưa phát triển các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để thu hút du khách và từ đó bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn là gì? Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì và loại tài nguyên này có vai trò như thế nào?
Tài nguyên du lịch nhân văn là gì? Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?
1. Tài nguyên của du lịch nhân văn là gì?
Trước hết ta hiểu tài nguyên du lịch như sau:
Tài nguyên du lịch về cơ bản được hiểu là tổng thể các tài nguyên lịch sử, văn hóa và các thành phần của các tài nguyên lịch sử, văn hóa đó đã góp phần đáng kể vào việc phục hồi và phát triển thể chất, tinh thần cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người. Các tài nguyên du lịch này trong giai đoạn hiện nay cũng đã và đang được sử dụng cho các nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất các dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch sẽ bao gồm cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, công trình sáng tạo của con người, đồng thời sẽ bao gồm các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng với mục đích đáp ứng nhu cầu du lịch. Có khả năng hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch đô thị.
Từ những phân tích cụ thể trên, chúng ta có thể kết luận rằng: Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa. Tài nguyên du lịch nhân tạo sẽ hấp dẫn du khách, được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước và môi trường. Tài nguyên của du lịch nhân văn được hiểu như sau:
Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là nhóm tài nguyên du lịch do con người tạo ra và nhân tạo, tài nguyên du lịch nhân văn còn là sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ du lịch. Tất cả các tài nguyên du lịch nhân văn đều mang tính phổ biến, giao lưu, nhận thức nhiều hơn là vui chơi, giải trí.
Các loại hình du lịch nhân văn bao gồm: Di tích lịch sử văn hóa; Lễ hội; Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; Hệ thống bảo tàng và sự kiện. Mỗi loại tài nguyên đều có những giá trị và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
2. Tài nguyên Du lịch Nhân văn tiếng Anh là gì?
Tài nguyên du lịch nhân văn tiếng Anh gọi là: Humanistic tourism resource.
3. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những gì?
Chúng ta được biết, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, cụ thể:
Thứ nhất: Tài nguyên du lịch vật thể:
Di sản văn hóa vật thể là tài nguyên du lịch nhân văn:
Di sản được coi là di sản văn hóa nếu đáp ứng 6 tiêu chí sau:
Di sản được coi là di sản văn hóa khi nó là sản phẩm độc đáo, không thể thay thế, thể hiện năng lực, trí tuệ ưu việt của con người.
Di sản được coi là di sản văn hóa khi chúng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật bố cục không gian ở một thời kỳ nhất định trong một bối cảnh văn hóa nhất định.
Các di sản được xem là di sản văn hóa khi di sản đó là bằng chứng xác thực cho một nền văn minh đã biến mất
Các di sản được xem là di sản văn hóa khi di sản đó là ví dụ hùng hồn về thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa
Các di sản được xem là di sản văn hóa khi di sản đó là ví dụ về một dạng nhà ở truyền thống, thể hiện một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không thể ngăn cản được.
Các di sản được xem là di sản văn hóa khi di sản đó có mối liên hệ trực tiếp với những sự kiện tín ngưỡng đáp ứng tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng trong sáng tạo về vật liệu, các tạo lập và vị trí.
Các di sản văn hóa thực chất chính là sự kết tinh sáng tạo của cả một nền văn hóa của một dân tộc. Khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới, các di sản văn hoá này đều sẽ trở thành tài nguyên nhân văn vô giá, các tài sản này đều có sức hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là đối với các chủ thể là nhưng khách quốc tế. Ở Việt Nam có 3 di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới bao gồm các di sản sau đây: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An.
– Các di tích lịch sử văn hóa là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể:
Di tích lịch sử văn hóa được hiểu chính là những không gian vật chất cụ thể, khách quan và di tích lịch sử văn hóa sẽ chứa đựng các giá trị điển hình của lịch sử, do tộc thể hoặc cá nhân con người hoạt động và sáng tạo trong lịch sử đã để lại. Di tích lịch sử văn hóa được chia thành các loại cơ bản sau:
Di tích văn hóa khảo cổ: Di tích văn hóa khảo cổ được hiểu là nơi cất giấu một phần giá trị văn hóa thuộc giai đoạn lịch sử xã hội loài người của thời đại trong lịch sử cổ đại. Những nền văn hóa khảo cổ này thường nằm dưới lòng đất.
Di tích lịch sử: Di tích lịch sử được hiểu là di tích ghi dấu ấn dân tộc học, ghi dấu sự kiện chính trị trọng đại tiêu biểu, ghi dấu chiến công chống quân xâm lược, ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến và ghi dấu nhiều giá trị lịch sử khác.
Di tích văn hóa nghệ thuật: Di tích văn hóa nghệ thuật được hiểu là di tích gắn liền với công trình kiến trúc có giá trị.
Danh lam thắng cảnh: Danh lam thắng cảnh được hiểu là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ, thoáng đãng và những danh lam thắng cảnh này thường sẽ có giá trị nhân văn do bàn tay và khối óc của con người tạo nên. Các danh lam thắng cảnh trên đất nước ta cũng mang giá trị của nhiều loại di tích lịch sử.
– Một số các tài nguyên du lịch nhân văn khác:
Các tài nguyên du lịch nhân văn khác mà chúng ta sẽ có thể kể đến như: các công trình đương đại gồm các tòa nhà, hệ thống cầu cống, đường xá, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các món ăn dân gian hay đặc sản,…cũng có sức hấp dẫn đối với các chủ thể là những khách du lịch.
Thứ hai: Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể:
– Lễ hội là tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể:
Lễ hội chính là các sinh hoạt văn hóa tổng hợp đa dạng và phong phú, lễ hội là kiểu sinh hoạt tập thể của những nhân dân sau thời gian họ đã lao động mệt nhọc hoặc đây chính là dịp được tổ chức để con người hướng về các sự kiện trọng đại cụ thể như ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống để nhằm có thể giúp họ giải quyết những lo âu, khao khát, mơ ước mà cuộc sống thực tại của họ không giải quyết được.
– Nghề và làng nghề thủ công truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể:
Các làng nghề thủ công tại Việt Nam thực chất đều đã xuất hiện khá sớm bởi vì nhu cầu trao đổi sản phẩm của con người cũng đã tạo ra sự phân công lao động đa dạng cùng với sự phát triển của các khu dân công làng xóm sống tập trung theo lưu vực các con sông như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam.
Theo thời gian lịch sử, các làng nghề tại Việt Nam vẫn phát triển để nhằm mục đích có thể phục vụ nhu cầu của đời sống sinh hoạt dân cư, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư. Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta cũng đã có những chính sách nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống ở nước ta có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát triển bền vững, góp phần giải quyết việc làm cho các đối tượng là lao động nông thôn, tạo thu nhập cho người lao động và làng nghề truyền thống trong nước ta cũng đã tạo được sự ổn định trong xã hội và góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nội dung bài viết:
Bình luận