Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện là một tài khoản quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, được sử dụng để phản ánh số tiền doanh thu chưa được thực hiện và thể hiện sự biến động tăng hoặc giảm của doanh thu chưa thực hiện trong một kỳ kế toán cụ thể.

1. Doanh Thu Chưa Thực Hiện Là Gì?
Doanh thu chưa thực hiện trong tiếng Anh là Deferred Revenue, được hiểu là các khoản thanh toán tạm ứng mà công ty, doanh nghiệp nhận được từ các sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được phân phối, bán đi trong tương lai.
Còn có thể hiểu doanh thu chưa thực hiện được là một khoản nợ vì nó phản ánh các sản phẩm hoặc dịch vụ nợ khách hàng hoặc các khoản tiền chưa kiếm được.
2. Nội dung và kết cấu của tài khoản 3387
– Bên nợ gồm có: Khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản thì trả lại tiền nhận trước cho khách hàng, doanh thu (DT) chưa thực hiện của từng kỳ kế toán.
– Bên có gồm có DT chưa thực hiện phát sinh trong kỳ kế toán
– Số dư bên có gồm có DT chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán
Trong đó, DT chưa thực hiện gồm DT nhận trước ví dụ như: khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ, số tiền khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, khoản DT tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ, khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, giá bán trả tiền ngay và trả góp theo cam kết, số chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống,…
– Đối với các khoản dưới đây thì không hạch toán vào TK 3387:
+ Tiền nhận trước của khách hàng nhưng DN chưa cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ
+ DT chưa thu được tiền từ hoạt động cung cấp dịch vụ nhiều kỳ, cho thuê tài sản ( DT nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thu tiền ngoài thực tế, không được ghi đối ứng với tài khoản 131 là tài khoản phải thu của khách hàng).
2. Hướng Dẫn Hạch Toán Doanh Thu Chưa Thực Hiện
2.1. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện: Theo phương thức trả chậm, trả góp
– Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp kế toán sẽ ghi nhận doanh thu của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay sẽ ghi nhận vào TK 3387 cụ thể như sau:
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)
Có TK 3387 (Doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 333 (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331))
– Hàng kỳ kế toán sẽ tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi nhận:
Nợ TK 3387
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp)
– Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó bao gồm cả khoản chênh lệch giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, sẽ ghi nhận:
Nợ các TK 111, TK 112,…
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:
+ Nếu bán sản phẩm, hàng hoá, ghi nhận như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các Tài khoản 154 (631), 155, 156, 157,…
+ Nếu thanh lý, bán bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 632
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK 2147) (số hao mòn luỹ kế – nếu có)
Có TK 217 – bất động sản đầu tư.
2.2. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê tài sản cố định, bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động
– Doanh thu bán hàng của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước (trừ TH được ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền nhận trước):
+ Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê tài sản cố định, bất động sản đầu tư trong nhiều năm:
Nợ các TK 111, TK 112,… (tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387
Có TK 3331
+ Hàng kỳ tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán:
Nợ TK 3387
Có TK 511
– Nếu hủy hợp đồng cho thuê tài sản không thực hiện nữa phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 3387
Nợ TK 3331 (Note: số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê TSCĐ không thực hiện được)
Có các TK 111, 112,…(số tiền trả lại)
2.3. Nếu bán và thuê lại tài sản cố định là thuê tài chính có giá bán cao hơn giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại
– Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Có TK 3387 (Note: chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 3331
– Đồng thời ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).
– Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 3387
Có các TK 623, 627, 641, 642,…
2.4. Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống
a) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong chương trình dành cho khách hàng
– Kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ (-) đi phần doanh thu chưa thực hiện (là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng):
Nợ các TK 112, 131
Có TK 511
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 333
Lưu ý: cần phân biệt trường hợp này và hạch toán chiết khấu thương mại.
b) Nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện để hưởng các ưu đãi như nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá, người bán không phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho khách hàng, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511
c) Nếu khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau:
Nếu người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng (đã chuyển giao hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc đã chiết khấu, giảm giá cho khách hàng):
Nợ TK 3387
Có TK 511
– Nếu bên thứ ba là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì thực hiện như sau:
+ Nếu Doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ 3, thì khoản chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ 3 đó được ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán với bên thứ 3, ghi nhận:
Nợ TK 3387
Có TK 511
(Note: phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba được coi như doanh thu hoa hồng đại lý)
Có các TK 111, 112 (số tiền thanh toán cho bên thứ ba).
+ Nếu Doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba (giao dịch mua đứt, bán đoạn), toàn bộ khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba, số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được ghi nhận vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 511
– Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ 3 là giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ghi nhận:
Nợ TK 632
Có các TK 112, 331.
2.5. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện là phần lãi nhận trước từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Có TK 111, 112,… (số tiền lãi thực nhận)
Có TK 3387
– Sau đó, do nguyên tắc đảm bảo tính đúng kỳ của doanh thu, định kỳ kế toán viên sẽ tính và kết chuyển số lãi đã ghi nhận ở TK 3387 sang TK 515, bút toán ghi nhận:
Nợ TK 3387
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
3. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để bạn phân tích một bảng cân đối kế toán?
Bảng cân đối kế toán của một công ty có thể được đánh giá bằng ba loại thước đo chất lượng đầu tư chính: vốn lưu động hoặc thanh khoản ngắn hạn, hiệu suất tài sản và cơ cấu vốn hóa.
Hệ số khả năng thanh toán là gì?
Đâу lầ các hệ ѕố thanh khoản của doanh nghiệp, có chức năng phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ haу không.
Ý nghĩa của tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là gì?
Hệ ѕố nàу thể hiện tỷ lệ giữa ᴠốn chiếm dụng ᴠà ᴠốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nàу cao hơn 100% thì đồng nghĩa ᴠới ᴠiệc doanh nghiệp chiếm dụng ᴠốn nhiều hơn là bị chiếm dụng, ᴠà ngược lại.
Nội dung bài viết:
Bình luận