Quy định hiện hành về tái bảo hiểm bắt buộc [2024]

Tái bảo hiểm là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh bảo hiểm. Trong đó nhà nước cho phép tiến hành tái bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp gốc thực hiện tìm kiếm và xác lập bảo hiểm với khách hàng. Họ có thể đủ hoặc không đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận xác lập. Tuy nhiên nhờ có tái bảo hiểm mà họ có thể ký hợp đồng với các doanh nghiệp bảo hiểm khác, hợp đồng gốc được đảm bảo thực hiện hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Quy định hiện hành về tái bảo hiểm bắt buộc.

Bao Hiem Nhan Tho La Gi Khai Niem Ve Bao Hiem Nhan Tho 356462

Quy định hiện hành về tái bảo hiểm bắt buộc

1. Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.

Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…

Các sản phẩm bảo hiểm được triển khai hoặc bán thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước. Ví dụ các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà, bảo hiểm du lịch…, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế...

2. Quy định hiện hành về tái bảo hiểm bắt buộc

Là một hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ được lựa chọn, cân đối các nhu cầu cũng như mục đích xác lập tái bảo hiểm.

Ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thỏa thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. Để chắc chắn về các quyền lợi tương ứng được nhận.

Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm. Đặc biệt phải thỏa thuận chắc chắn về quyền, lợi ích cũng như các tính chất bảo hiểm cụ thể.

– Ưu điểm:

– Công ty nhượng tái bảo hiểm có lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng. Khi đó, họ có thể an tâm trong trường hợp rủi ro có xảy ra trên thực tế hay không.

– Người nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu được một nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời. Bên cạnh rủi ro lớn cũng là giá trị nhận được từ hợp đồng có thể rất lớn.

– Nhược điểm:

– Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối những rủi ro mà người tái bảo hiểm chuyển cho họ.

– Trường hợp công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức này rất tốn kém.

3. Đặc điểm của hợp đồng tái bảo hiểm 

Hợp đồng tái bảo hiểm là gì?

Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa bên tham gia là doanh nghiệp bảo hiểm gốc và một doanh nghiệp bảo hiểm khác hoặc doanh nghiệp chuyên doanh tái bảo hiểm. Theo đó, đối tượng bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc đối với người tham gia bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Đặc điểm của hợp đồng tái bảo hiểm

  • Hợp đồng tái bảo hiểm được “phát sinh” khi đã có hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

  • Bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm gốc.

  • Đối tượng bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm gốc đối với người tham gia bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro.

  • Các bên trong hợp đồng tái bảo hiểm có nghĩa vụ qua lại. Doanh nghiệp bảo hiểm gốc có nghĩa vụ chuyển phí bảo hiểm thu được cho doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tỷ lệ phí chuyển tương ứng với mức rủi ro mà bên tái bảo hiểm nhận. Ngược lại, nghĩa vụ của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm với mức tỷ lệ nhất định.

  • Hợp đồng tái bảo hiểm có tính chất độc lập. Có nghĩa là công ty bảo hiểm gốc vẫn phải chi trả cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm gốc, nhưng nếu có rủi ro xảy ra và gây thiệt hại, công ty bảo hiểm gốc sẽ được nhận một khoản bồi hoàn trong phạm vi rủi ro đã được tái bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị duy nhất có trách nhiệm với người tham gia bảo hiểm. Trên mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm chỉ có quyền yêu cầu khởi kiện với doanh nghiệp bảo hiểm gốc.

4. Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay  

Tùy vào nhu cầu cũng như hình thức chuyển nhượng rủi ro, tái bảo hiểm được chia ra thành 3 loại: tái bảo hiểm tạm thời, tái bảo hiểm cố định và tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc.

Tái bảo hiểm tạm thời

Đây còn được gọi là hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Theo đó, công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm riêng lẻ từng đơn hoặc từng dịch vụ. Doanh nghiệp tái bảo hiểm có quyền nhận hoặc từ chối, hoặc chọn tái bảo hiểm với tỷ lệ thích hợp. Nghĩa vụ của công ty bảo hiểm gốc là cung cấp thông tin có liên quan đến dịch vụ bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm cố định

Đây là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc sẽ chuyển nhượng tất cả rủi ro từ bảo hiểm gốc đã thỏa thuận cho bên tái bảo hiểm. Song song, công ty tái bảo hiểm buộc phải bảo hiểm tất cả những rủi ro đó.

Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc

Đây là hình thức bảo hiểm không bắt buộc phải chuyển nhượng toàn bộ những dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận những dịch vụ từ công ty bảo hiểm gốc đã thỏa thuận. Theo đó, điều kiện được đưa ra là những dịch vụ này phải phù hợp với điều khoản và nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc phải tuyệt đối trung thực để công ty nhận tái bảo hiểm được đảm bảo lợi ích.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quy định hiện hành về tái bảo hiểm bắt buộc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo