Tham nhũng và tham ô thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu Tác hại của tham nhũng thông qua bài viết dưới đây.
1. Hành vi tham nhũng là gì
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 1 điều 1 Luật phòng chống tham nhũng 2018 có đưa ra khái niệm về tham nhũng như sau:
“1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”
So với quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 về hành vi tham nhũng thì quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có một số điểm mới sau:
Thứ nhất: Về cơ bản các hành vi tham nhũng vẫn được giữ nguyên, nhưng trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định chung liệt kê thành 12 hành vi tham nhũng, tuy nhiên trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 phân chia thành 02 nhóm chính, trong khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước, điểm nổi bật đó là mở rộng phạm vi đấu tranh phòng chống tham nhũng sang khu vực tư nhân, một khu vực có sự phát triển và tầm quan trong rất lớn trong sự phát triển của đất nước và là khu vực “sân sau” được nâng đỡ bởi những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, hai nhóm hành vi tham nhũng xác định bao gồm:
Nhóm 1: Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, được quy định bao gồm 12 hành vi.
Nhóm 2: Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, được quy định bao gồm 03 hành vi.
Việc phân chia này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức của Nhà nước cũng như phân loại được đối tượng tham nhũng phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta. Đồng thời, việc mở rộng vấn đề đấu tranh phòng chống tham nhũng sang khu vực ngoài Nhà nước là phù hợp với như xu hướng của quốc tế.
Thứ hai: Kết cấu trong một số hành vi được quy định lại như sau:
Hành vi “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi” được sửa đổi “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi”
Hành vi “Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” được sửa đổi “Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi”.
2. Nguyên nhân và hậu quả của việc tham nhũng
Tham nhũng bắt nguồn từ những nhu cầu của cá nhân chính; khi yếu tố về lợi ích kết hợp sự lạm dụng quyền lực của những người có chức vụ, có quyền hạn thì khả năng xảy ra tham nhũng là rất lớn rất lớn và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.
Về mặt chính trị
Hiện nay, tham nhũng ở nước ta đã ở mức vô cùng nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện ở cả những cấp chính quyền cơ sở- những cơ quan tiếp xúc với nhân dân hàng ngày.
Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh dành của Đảng gây bất bình đối và giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ, nhà nước; tiếp tay cho những thế lực thù địch để chống phá đất nước ta.
Về mặt kinh tế
Tham nhũng gây tác hại như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước? Tham nhũng gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.
Trong những năm vừa qua, tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Đặc biệt, tác của tham nhũng trong vấn đề kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng, hành vi này gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền bạc, công sức và thời gian của nhân dân. Theo thống kê, giá trị tài sản bị thiệt hại liên quan đến hành vi tham nhũng của mỗi vụ lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng.
Tác hại tham nhũng mang lại trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân bị biến thành tài sản riêng của một người mà nguy hiểm hơn, hành vi này còn gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí . Tác hại của lãng phí mang lại là một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể và của mỗi công dân.
Về mặt xã hội
Vì sao hành vi tham nhũng là hành vi trái đạo đức? Đối với khía cạnh xã hội, hậu quả tham nhũng chính là làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Trước những lợi ích bất chính có được khi thực hiện hành vi tham nhũng; nhiều người có chức vụ, quyền lợi đã không giữ được phẩm chất đạo đức của mình. Chức vụ, quyền lực được giao không còn được sử dụng để phục vụ nhân dân mà đang hướng tới các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm luật pháp, làm trái công vụ, trái đạo đức.
Hành vi tham nhũng không chỉ diễn ra trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, ngân hàng,…. Mà đang dần có xu hướng lan sang các lĩnh vực khác- những lĩnh vực ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hóa, y tế, giáo dục,… thậm chí lan sang cả những lĩnh vực được đánh giá là không thể có hành vi tham nhũng dưới góc nhìn pháp luật và đạo đức như phúc lợi xã hội hay bảo việc pháp luật. Càng như vậy, hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam càng trở nên nghiêm trọng và nguy hại hơn.
Đáng báo động hơn nữa là dường như tham nhũng đang trở thành một điều bình thường trong quan niệm của một bộ phận cán bộ nhà nước. Điều này chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức; xâm hại đến những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Tác hại của tham nhũng mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận