Đối với một doanh nghiệp, quy trình và tài liệu liên quan đến kế toán là những yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Trong số đó, việc lập bảng cân đối kế toán đóng một vai trò quan trọng nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình lập bảng cân đối kế toán, bộ phận kế toán của doanh nghiệp cần tập trung đặc biệt vào việc thích nghi với những thay đổi và đổi mới theo thông tư 200 so với thông tư trước đó.

1. Bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 là gì?
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tại một thời điểm nhất định nào đó. Bảng này giúp tóm tắt toàn bộ giá trị tài sản và các khoản nợ mà doanh nghiệp hiện có trong thời điểm này. Trước đây, việc lập bảng cân đối kế toán dựa trên thông tư 133/2016/TT-BTC. Đến ngày 1/1/2017, các doanh nghiệp chuyển sang bảng cân đối kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
Toàn bộ bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần chính: tài sản và nguồn vốn. Phần tài sản phản ánh các giá trị, số liệu về các tài sản hiện có của doanh nghiệp, bao gồm các tài sản cố định, tiền tệ, hàng hóa, nguyên vật liệu,….Còn phần nguồn vốn giúp phản ánh quy mô tài chính, nội dung tài chính và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
2. Bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 có gì khác so với thông tư 133
Chế độ kế toán doanh nghiệp
– Đối tượng áp dụng: Bảng cân đối kế toán áp dụng cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô. Trong khi bảng cân đối kế toán theo thông tư 300 thì dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (trừ các doanh nghiệp nhà nước, công ty đại chúng, hợp tác xã,…)
– Chuyển đổi báo cáo tài chính ngoại tệ sang VND: Theo thông tư 200, tài sản và nguồn nợ phải trả phải được đổi ra VND theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ. Còn theo thông tư 133 thì đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ.
Tài khoản kế toán
Có sự khác biệt về các tài khoản:
– Kế toán tiền: Theo thông tư 200, vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản 1113 và 1123 là vàng sử dụng với chức năng cất trực giá trị, không áp dụng cho các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho dùng với mục đích làm nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa bán.
– Kế toán các khoản phải thu khác, tài khoản cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ: Phản ánh những khoản này vào TK 244, thay vì TK 1386 như ở thông tư 133
– Kế toán hàng tồn kho: Doanh mục hàng tồn kho bao gồm cả các hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
– Các khoản phải trả, phải nộp khác và các khoản nhận ký quỹ, ký cược:
+ Bảo hiểm thất nghiệp: hạch toán vào TK 3386
+ Khoản nhận ký quỹ, ký cược: hạch toán vào TK 344
+ Khoản phải trả về cổ phần hóa: hạch toán vào TK 3385
– Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Bảng có số dư Nợ cuối kỳ (trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá) và có số dư Có cuối kỳ (trường hợp phát sinh lãi tỷ giá). Trong khi theo thông tư 133 thì không có số dư cuối kỳ kế toán.
– Các khoản giảm trừ doanh thu: Thực hiện hạch toán vào TK 521 thay vì TK 511 như ở bảng cân đối kế toán theo thông tư 133.
– Các tài khoản khác liên quan đến việc trích lập và sử dụng quỹ: Quy định riêng các TK dùng ghi nhận việc trích lập và sử dụng quỹ thuộc vốn chủ sở hữu từ TK 414 sang TK 466.
3. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để bạn phân tích một bảng cân đối kế toán?
Bảng cân đối kế toán của một công ty có thể được đánh giá bằng ba loại thước đo chất lượng đầu tư chính: vốn lưu động hoặc thanh khoản ngắn hạn, hiệu suất tài sản và cơ cấu vốn hóa.
Hệ số khả năng thanh toán là gì?
Đâу lầ các hệ ѕố thanh khoản của doanh nghiệp, có chức năng phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ haу không.
Ý nghĩa của tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là gì?
Hệ ѕố nàу thể hiện tỷ lệ giữa ᴠốn chiếm dụng ᴠà ᴠốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nàу cao hơn 100% thì đồng nghĩa ᴠới ᴠiệc doanh nghiệp chiếm dụng ᴠốn nhiều hơn là bị chiếm dụng, ᴠà ngược lại.
Nội dung bài viết:
Bình luận