Việc cập nhật các thông tin, nội dung hay các quy định của pháp luật về lĩnh vực biển đảo luôn là một trong những kiến thức cần thiết. Bởi lẽ, đây không chỉ là một trong lĩnh vực hết sức thú vị mà nó còn là những thông tin liên quan mật thiết đến chủ quyền biển đảo nước ta, vốn là một trong những vấn đề được đông đảo quý bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới dây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc Quá trình hình thành và phát triển của Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
1. Thông tin về Luật Cảnh sát biển Việt Nam hiện hành
Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018.
- Hiệu lực: Còn hiệu lực
- Ngày có hiệu lực: 01/07/2019
Cảnh sát biển Việt Nam | |||
Số ký hiệu | 33/2018/QH14 | Ngày ban hành | 19/11/2018 |
Loại văn bản | Luật | Ngày có hiệu lực | 01/07/2019 |
Nguồn thu thập | Công báo số 1135-1136/2018 | Ngày đăng công báo | ... |
Ngành | Quốc phòng | Lĩnh vực |
|
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký | Quốc hội | Chủ tịch Quốc hội | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Phạm vi | Toàn quốc | ||
Thông tin áp dụng | |||
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực |
Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam số 03/2008/PL-UBTVQH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
2. Sự ra đời của Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Ngày 19/11/2018, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã được Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV thông qua; ký hiệu là Luật số số 33/2018/QH14; gồm 8 chương 41 điều; bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. Trước khi được Quốc hội bỏ phiếu thông qua toàn văn dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu đối với 02 điều luật quan trọng, có nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật, gồm:
- Biểu quyết “Điều 3. Vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam”, số phiếu và tỷ lệ tán thành 466/466/485 = 96,08%.
- Biểu quyết “Điều 11. Phạm vi hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam”, số phiếu và tỷ lệ tán thành 458/460/485 = 94,43% (01 phiếu không tán thành; 01 phiếu không biểu quyết).
- Biểu quyết thông qua toàn văn Luật Cảnh sát biển Việt Nam, số phiếu và tỷ lệ tán thành 467/468/485 = 96,29% (01 phiếu không biểu quyết).
Luật Cảnh sát biển Việt Nam là dự án Luật có kết quả bỏ phiếu với tỷ lệ tán thành cao nhất trong số 09 dự án Luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10 năm 2018.
Việc Quốc hội khoá XIV nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới quản lý, bảo vệ biển đảo Việt Nam. Góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước bằng pháp luật trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
3. Quá trình hình thành và phát triển Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ngày 28/3/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (Pháp lệnh).
Qua 20 năm thực hiện Pháp lệnh (sửa đổi, bổ sung một lần năm 2008), Cảnh sát biển Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển; thể hiện hình ảnh Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, luôn tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế và sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức chung, hướng tới mục tiêu giữ gìn vùng biển ổn định, hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững.
Qua 20 năm thực hiện Pháp lệnh (sửa đổi, bổ sung một lần năm 2008), Cảnh sát biển Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển; thể hiện hình ảnh Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, luôn tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế và sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức chung, hướng tới mục tiêu giữ gìn vùng biển ổn định, hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XIV) thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2019. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong thực thi pháp luật trên biển để bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Trên đây là nội dung về Quá trình hình thành và phát triển của Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận