Quy định về sử dụng chữ ký số trong hợp đồng [Chi tiết 2024]

Chữ ký số là một trong những công cụ điện tử đang ngày càng phổ biến trong các giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau và với cơ quan nhà nước, tổ chức khác. Vậy Quy định về sử dụng chữ ký số trong hợp đồng như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Chữ Ký Số
Quy định về sử dụng chữ ký số trong hợp đồng [Chi tiết 2023]

1. Chữ ký số là gì ?

Chữ ký số hiện nay được biết đến với nhiều tên gọi như: chữ ký điện tử, chứng thư số, token, chữ ký số. Chữ ký số, theo quy định tại khoản 6 Điều 3 nghị định 130/2018/NĐ-CP được giải thích là một dạng của chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi chứa thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng mà người có được các thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được các vấn đề sau:

- Việc biến đổi thông điệp dữ liệu được tạo ra bằng việc dùng đúng mã khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khoá;

- Sự toàn vẹn về nội dung trong thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi đó.

Nói một cách dễ hiểu, chữ ký số là một công cụ để người ký thực hiện việc ký xác nhận trên các giao dịch điện tử không thể sử dụng chữ ký tay. Các giao dịch điện tử hiện nay thường được giao dịch qua phần mềm và được ký số như: Kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử, thực hiện các dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia,...

Chứng thư số cũng là một tên gọi mà mọi người hay dùng để gọi chữ ký số. Thực chất, chứng thư số là một phần của chữ ký số cụ thể, chữ ký số gồm 02 phần chính:

- Phần cứng, có thiết kế như một chiếc USB, có thể kết nối với máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác thông qua cổng USB.

- Chứng thư số là các thông điệp dữ liệu là được mã hoá, xác thực thông tin bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số. Nội dung của chứng thư số trong chữ ký số bao gồm các thông tin chính như sau:

+) Tên của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số

+) Thông tin của doanh nghiệp mua chữ ký số và sử dụng dịch vụ chứng thư số. Thường thì đơn vị cung cấp chữ ký số nào cũng sẽ cung cấp dịch vụ chứng thư số.

+) Số seri của chứng thư số;

+) Hiệu lực của chứng thư số;

+) Các thông tin về khoá công khai của doanh nghiệp, cảnh báo về phạm vi sử dụng, các trường hợp hạn chế trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung ứng dịch vụ chứng thực chữ ký số.

+ Thuật toán mật mã

+) Các thông tin khác theo quy định pháp luật.

Chứng thực chữ ký số là việc các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số thực hiện xác thực doanh nghiệp sử dụng chữ ký số đó đúng là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu điện tử. Dịch vụ chứng thực chữ ký số là dịch vụ chững thực chữ ký điện tử do chính nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số đó thực hiện. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:

- Dịch vụ tạo hoặc hỗ trợ tạo cặp khoá công khai và bí mật cho thuê bao;

- Dịch vụ cung cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số;

- Dịch vụ duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số;

- Dịch vụ cung cấp các thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số.

2. Chữ ký số có giá trị pháp lý hay không?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau:

“Điều 8. Giá trị pháp lý của chữ ký số

1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”

Nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì chữ ký số có giá trị pháp lý như chữ ký thường.

 

3. Nguyên tắc sử dụng chữ ký số như thế nào?

Theo Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định nguyên tắc sử dụng chữ ký số như sau:

"Điều 23. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử

1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:

a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;

b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;

c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.

2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định."

Theo đó, trong trường hợp này thì các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch và chữ ký số đó cần đảm bảo quy định về giá trị của chữ ký số là được.

4. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số là gì?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số như sau:

Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

- Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

- Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Theo đó, để chữ ký số có giá trị pháp lý thì cần đảm bảo các điều kiện trên và hiện này chữ ký số cũng đã được pháp luật công nhận tính pháp lý và có giá trị tương đương với chữ ký tay và con dấu. Do đó, các hợp đồng và chứng từ sử dụng chữ kỹ số đảm bảo các điều kiện trên thì hợp đồng, chứng từ là hợp lệ và có thể lưu hồ sơ đơn vị bình thường.

Trên đây là Quy định về sử dụng chữ ký số trong hợp đồng mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo