Song tịch là gì? [Chi tiết 2024]

Hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của người cùng lúc có hai quốc tịch. Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn gọi là Việt kiều, có thể vừa mang quốc tịch nước ngoài vừa mang quốc tịch Việt Nam. Vậy Song tịch là gì? [Chi tiết 2023] sẽ được đề cập trong bài viết bên được, mời quý khách hàng tham khảo.

1. Song tịch là gì?

Song tịch (hai quốc tịch) là trường hợp ngoại lệ của quốc tịch cá nhân, được hiểu là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia. Nói cách khác, pháp luật của cả hai quốc gia đều coi người đó là công dân của mình, trên cơ sở đó cùng một lúc họ sẽ đồng thời được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ công dân của cả hai quốc gia.

Tình trạng hai quốc tịch dẫn đến những trở ngại trong việc các nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân, đồng thời người hai quốc tịch cũng không thể đủ khả năng thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ công dân đối với hai quốc gia mà họ mang quốc tịch. Bên cạnh đó, tình trạng hai quốc tịch còn gây ra những khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, gây phức tạp cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia về dân cư.

Trường hợp nào được phép có 2 quốc tịch

song tịch là gì

2. Việt Nam có cho song tịch hay không? 

Về nguyên tắc, công dân nếu nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài (chỉ được mang một quốc tịch Việt Nam) theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam1.

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.

Công dân Việt Nam có thể mang 2 quốc tịch trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp nào được phép có 2 quốc tịch tại Việt Nam?

- Trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài.

Căn cứ tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:

Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam

5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008(Sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

- Trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu được Chủ tịch nước cho phép bao gồm:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi.

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam nếu được nhận làm con nuôi bởi người nước ngoài thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Trên đây là bài viết Song tịch là gì? [Chi tiết 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo