Trình tự, thủ tục xin song tịch Đức - Việt [Chi tiết 2024]

Một số quốc gia trên thế giới, để nhập quốc tịch, người xin nhập quốc tịch phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của họ, như Bỉ, Trung Quốc, Ðan Mạch,… Bên cạnh đó, ở những quốc gia như Anh, Pháp, Canada, Hoa Kỳ, Úc… khi xin nhập quốc tịch vào các quốc gia này, người xin nhập quốc tịch không bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của họ, điều đó có nghĩa, các quốc gia này cho phép công dân có thể có 2 hay nhiều quốc tịch.

Ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn gọi là Việt kiều, có thể vừa mang quốc tịch nước ngoài vừa mang quốc tịch Việt Nam. Để Việt Kiều được mang cùng lúc 2 quốc tịch cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ hướng dẫn về Trình tự, thủ tục xin song tịch Đức - Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam [Chi tiết 2023] mời quý khách hàng tham khảo.

1. Song tịch là gì?

Song tịch (hai quốc tịch) là trường hợp một người được phép mang 02 quốc tịch của 02 quốc gia khác nhau. Nói cách khác, pháp luật của cả hai quốc gia đều coi người đó là công dân của mình, trên cơ sở đó cùng một lúc họ sẽ đồng thời được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ công dân của cả hai quốc gia.

Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Tình trạng này cũng dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp cho cả bản thân đương sự và các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia mà đương sự có quốc tịch.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, một người đã từng có quốc tịch Việt Nam và hiện đang sinh sống, làm việc,… tại một quốc gia khác và đã nhập quốc tịch tại nước đó, khi muốn trở lại quốc tịch Việt Nam thì cần nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để được xem xét cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Thủ tục này được gọi là đăng ký song tịch.

Đức sẽ cho phép công dân mang 2 quốc tịch

Song tịch Đức Việt

2. Lợi ích của việc đăng ký song tịch 

Việc đăng ký song tịch sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt kiều, có thể kể đến như:

  • Được hưởng tất cả các ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia đang mang quốc tịch;
  • Thuận tiện trong việc xuất – nhập cảnh mà không cần xin visa hoặc thẻ thường trú;
  • Được học tập, làm việc, được chăm sóc sức khỏe;
  • Được đầu tư thành lập, quản lý công ty một cách nhanh chóng, dễ dàng;
  • Được sở hữu và mua bán bất động sản;
  • Được bão lãnh người thân;
  • Được quyền ứng cử, bầu cử.

3. Các trường hợp người Việt Nam được phép mang hai quốc tịch

Luật Quốc tịch Việt Nam không cho phép công dân Việt Nam mang hai quốc tịch trừ trường hợp đặc biệt như người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Thứ nhất: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Thứ hai: Trường hợp nhập Quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

Theo khoản 2, 3, Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì những người dưới đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép khi nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 9 Nghị định số 16/2020NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài là trường hợp đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:

1. Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

4. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ ba: Xin Trở lại Quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ Quốc tịch nước ngoài

Theo quy định tại khoản 5, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định

“Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việ

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP thì “Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước xem xét việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

1. Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

2. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

3. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.

4. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, theo những quy định trên có thể hiểu rằng Việt Nam đã cho phép công dân được mang 2 quốc tịch. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ ràng đó đều là những trường hợp đặc biệt, được Chủ tịch nước cho phép thì mới có thể mang 02 quốc tịch (song tịch).

Quy định của pháp luật về đăng ký song tịch:

– Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014;

– Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;

– Nghị định 16/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;

– Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15 tháng 05 năm 2021 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2021.

Song tịch Đức Việt

Song tịch Đức Việt

4. Điều kiện làm song tịch Đức - Việt

Quy định của pháp luật Việt Nam:

Thứ nhất: Có giấy tờ chứng minh đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai: Có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam gồm nhà thuộc sở hữu của bản thân hoặc nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh.

Quy định của pháp luật Đức: 

Hiện nay, Đức là một trong những quốc gia chỉ cho phép công dân có hai quốc tịch trong một số điều kiện nhất định, cụ thể như sau:

Theo luật Quốc tịch Đức (Staatsangehörigengesetz- StAG), “Điều 4
(1) Trẻ em sinh ra có quốc tịch Đức, nếu bố/mẹ mang quốc tịch Đức. Trong trường hợp chỉ mỗi bố quốc tịch Đức và đòi hỏi phải xác nhận hay thừa nhận quan hệ cha con, thì phải có giấy thừa nhận hay xác nhận quan hệ cha con đó theo luật Đức. Phải nộp tuyên bố thừa nhận đó, hoặc phải tiến hành quá trình xác nhận quan hệ cha con đó trước khi đứa trẻ tròn 23 tuổi.
(2) Trẻ em bị bỏ rơi tìm thấy ở Đức được coi là con của người Đức cho tới khi có bằng chứng ngược lại.
(3) Trẻ em sinh ra ở Đức bố mẹ là người nước ngoài, thuộc quốc tịch Đức, nếu bố/mẹ
1- Đã sống thường xuyên hợp pháp ở Đức từ 8 năm và
2- Có quyền lưu trú không thời hạn, hoặc là công nhân Thụy Sỹ hoặc thuộc gia đình ở Thụy Sỹ có giấy phép lưu trú được cấp theo Hiệp định ngày 21.6.1999 giữa EU với các nước thành viên và Thụy Sỹ về tự do đi lại (BGB1.2001 II trang 810).
Quốc tịch Đức được ghi vào danh bạ cấp giấy khai sinh. Bộ Nội vụ Liên bang được ủy quyền ban hành một văn bản dưới luật với sự chấp thuận của Thượng viện, quy định phương pháp ghi sổ danh bạ quốc tịch, nêu tại câu 1.
(4) Quy định tại đoạn (1) không áp dụng cho trẻ em ở nước ngoài, nếu bố/mẹ người Đức sinh sau ngày 31.12.1999 ở nước ngoài và sống thường xuyên ở đó, ngoại trừ trường hợp, đứa trẻ vì vậy mà trở thành không quốc tịch. Không áp dụng câu 1, nếu bố/mẹ người Đức, trong vòng 1 năm, đăng ký khai sinh cho con với cơ quan đại diện Đức ở nước ngoài. Nếu cả hai bố mẹ đều quốc tịch Đức, thì chỉ áp dụng câu 1 khi cả hai đều thuộc diện quy định trong câu đó.”

- Nếu một người đã có quốc tịch Đức thì có thể xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điều 19 của luật quốc tịch năm 2008, sửa đổi năm 2014 và có thể mang hai quốc tịch nếu người đó đáp ứng điều kiện phù hợp với pháp luật nước Đức và pháp luật Việt Nam, nếu không đủ điều kiện theo quy định trên thì người đó chỉ được mang một quốc tịch vì bố mẹ là công dân Việt Nam nên sẽ mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của luật quốc tịch.

- Nếu một người chỉ có quốc tịch Việt Nam muốn nhập quốc tịch Đức phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Đức và phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam vì với nước Đức thì chỉ có trẻ em sinh ra có cha/mẹ là công dân Đức hoặc là thường trú nhân ở Đức từ ba năm trở lên có thể xin nhập quốc tịch Đức, bất kể có đồng thời xin quốc tịch nào khác không. Còn nếu người thành niên xin nhập quốc tịch Đức thì họ phải từ bỏ quốc tịch hiện tại.

Ngoài ra, cá nhân nào đó muốn xin nhập quốc tịch Đức phải thực hiện đầy đủ những điều kiện cụ thể đó là:

+ Điều kiện thứ nhất đó là người đó phải ở Đức hợp pháp ít nhất 8 năm, có giấy phép lưu trú Aufenthaltserlaubnis unbefristet trước đây, và Niederlasungserlaubnis hiện nay (nếu là vợ, chồng hưởng theo, chỉ cần 5 năm) theo quy định.
+ Điều kiện thứ hai đó là về giấy chứng nhận đã đóng bảo hiểm hưu trí (Rentenversicherung) tối thiểu 5 năm, có nghĩa là đã đi làm ở Đức tổng cộng ít nhất 5 năm (đối với vợ hoặc chồng hưởng theo chỉ cần 3 năm).
+ Điều kiện thứ ba khi muốn nhập quốc tịch Đức thì người đó phải thực hiện việc nộp đơn thì lúc này vợ hoặc chồng phải có việc làm toàn phần (Vollbeschätigung) hay hưởng lương thất nghiệp bậc I. Nếu đang hưởng Hartz IV, thì phải chờ tới khi có việc làm, trừ trường hợp khó khăn đặc biệt (Härtefall).
+ Điều kiện cuối cùng nên lưu ý đó là về thời gian thực hiện các loại thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức hiện nay nếu suôn sẻ cũng phải kéo dài khoảng 1 năm rưỡi.

5. Hướng dẫn cách làm song tịch Đức - Việt

Để đăng ký song tịch bạn cần thực hiện theo 04 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký song tịch tại Việt Nam theo Mục 6 dưới đây.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết đồng ý cho Việt Kiều về Việt Nam thường trú tại Cơ quan bạn đã nộp hồ sơ đăng ký song tịch.

Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau khi có kết quả giải quyết đồng ý cho Việt Kiều về đăng ký thường trú như: nhập hộ khẩu tại địa phương, xin cấp Căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam.

6. Hồ sơ xin song tịch Đức - Việt gồm những gì?

Để xin song tịch bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

1) Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú.

2) Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp.

3) Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam, như:

  • Giấy khai sinh (trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha, mẹ);
  • Giấy Chứng minh nhân dân;
  • Hộ chiếu Việt Nam;
  • Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
  • Giấy tờ khác (giấy xác nhận công dân) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

4) Bản sao giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:

  • Trường hợp Việt Kiều đã được sở hữu nhà tại Việt Nam thì cung cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở, hợp đồng mua nhà ở…
  • Trường hợp Việt Kiều thuê, mượn, ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh thì cung cấp hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà; Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ.

7. Cơ quan nộp hồ sơ song tịch

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Mục 6, bạn nộp hồ sơ đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn có chỗ ở hợp pháp để được xem xét và giải quyết.

8. Câu hỏi thường gặp

8.1 Thời gian giải quyết hồ sơ xin song tịch là bao lâu?

Thời gian giải quyết thực tế hồ sơ song tịch của Việt Kiều khá dài, từ 4 – 6 tháng. Do vậy, người nộp hồ sơ phải theo dõi thường xuyên tình trạng giải quyết hồ sơ để cung cấp bổ sung kịp thời các giấy tờ nếu có yêu cầu từ cơ quan nhà nước.

8.2 Phí làm song tịch là bao nhiêu?

Để làm song tịch, có các loại phí, lệ phí nhà nước cơ bản gồm:

  • Phí tra cứu, trích lục hồ sơ;
  • Phí đăng ký thường trú;
  • Phí cấp căn cước công dân;
  • Phí cấp hộ chiếu.

8.3 Những khó khăn thường gặp khi xin song tịch là gì?

Thủ tục xin song tịch cần chuẩn bị nhiều giấy tờ theo quy định và trải qua quá trình xét duyệt của cơ quan nhà nước, vì vậy bạn có thể gặp nhiều khó khăn có thể kể đến như:

  • Soạn hồ sơ theo đúng biểu mẫu, yêu cầu của các cơ quan nhà nước;
  • Chuẩn bị nhiều loại giấy tờ theo quy định;
  • Liên hệ nhiều cơ quan nhà nước để trích lục, xác nhận hồ sơ;
  • Hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Trên đây là bài viết về Trình tự, thủ tục xin song tịch Đức - Việt [Chi tiết 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo