Pháp luật quy định như thế nào về mua bán tài sản đấu giá và cách thức soạn thảo Hợp đồng đấu giá tài sản như thế nào? Cùng ACC tham khảo bài viết này.
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Tuy nhiên, để soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản và phải tuân thủ quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mua bán tài sản đấu giá và cách thức soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản đấu giá như thế nào?

1. Quy định của pháp luật và các bước cơ bản về soạn thảo Hợp đồng đấu giá tài sản
Quy định của pháp luật về Hợp đồng đấu giá tài sản:
- Căn cứ vào Điều 451 Bộ luật dân sự 2015 thì:
- Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
- Điều 46 Luật đấu giá 2016 quy định về hợp đồng đầu giá tài sản như sau:
- Kết quả đấu giá tài sản là căn cứ để các bên ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Người trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá kể từ thời điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá. Kể từ thời điểm này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Ngoài ra, pháp luật hiện hành quy định:
- Hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá hoặc người đại diện của người đó. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện căn cứ quyết định tịch thu và biên bản chuyển giao tài sản để tổ chức bán đấu giá mà không phải ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản.
- Hợp đồng đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và có các nội dung chính sau đây:
- Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Liệt kê, mô tả tài sản bán đấu giá;
- Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
- Thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài sản;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành;
- Phí, chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành và chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá không thành;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Các nội dung khác do các bên thoả thuận.
2. Các bước cơ bản để soạn thảo hợp đồng đấu giá tài sản
- Bước 1: Tìm kiếm mẫu được quy định (nếu có), tham khảo những quy định của pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung của hợp đồng;
- Bước 2: Sắp xếp Điều khoản của hợp đồng sao cho phù hợp;
- Bước 3: Điền nội dung theo quy định của pháp luật;
- Bước 4: Kiểm tra lại nội dung, chỉnh sửa và hoàn thiện hợp đồng.
3. Mẫu Hợp đồng bán đấu giá tài sản và hướng dẫn soạn thảo
Lưu ý: Hợp đồng đấu giá tài sản dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, là hướng dẫn cơ bản để soạn thảo hợp đồng bán đấu giá tài sản.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------------
HỢP ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Số: …… /HĐBĐG
- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2015;
- Căn cứ luật đấu giá tài sản 2016;
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại địa chỉ: ……………………, chúng tôi gồm có:
- Tổ chức bán đấu giá
Ông (bà) : ……………………………………………., chức vụ ..............................
- Địa chỉ : ……………………………………………………….
- Bên có tài sản bán đấu giá:
- Tên đơn vị: …………………………………………………….
- Địa chỉ : ………………………………………………….
- Bên mua được tài sản bán đấu giá
- Ông, bà/tổ chức : …………………………………………………………
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………….
- Số CMND/Giấy CNĐKKD: …………………, ngày cấp: …………, nơi cấp: ……………
Các Bên thống nhất ký kết Hợp đồng với các nội dung sau:
Điều 1. Nội dung tài sản bán đấu giá:
1.1. Tài sản bán đấu giá: Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại địa chỉ ………………….
1.2. Mô tả tài sản: .......................................................................
1.3. Nguồn gốc tài sản: ..................................................
1.4. Giá khởi điểm: ………………………………………………...
1.5. Thời gian và địa điểm tổ chức cuộc bán đấu giá ………………………………………...
Điều 2. Giá bán tài sản đấu giá:
Giá bán tài sản nêu tại Điều 1 là: ……………………………… đồng (bằng chữ: ................................. đồng )
Điều 3. Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản đã bán đấu giá:
3.1. Thời hạn thanh toán (trong đó, quy định rõ trách nhiệm việc nộp tiền chậm nộp trong trường hợp quá thời hạn quy định): ….............................................;
3.2. Phương thức thanh toán: (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoảng, sẽ do các bên thỏa thuận) ……………………..……………….;
3.3. Địa điểm thanh toán: ……………………………………………………………………...;
Điều 4. Thời hạn, địa điểm và phương thức giao nhận tài sản:
- Thời gian tổ chức bán đấu giá: ……………………………………………………………;
- Địa điểm tổ chức bán đấu giá: ……………………………………………………………;
- Hình thức bán đấu giá: ……………………………………………………………………;
Điều 5. Thuế và lệ phí liên quan đến việc mua bán tài sản
- Thuế và lệ phí liên quan đến việc mua bán tài sản theo Biên bản này (nếu có) do Bên …………………………… chịu trách nhiệm nộp.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
.............................................
Điểu 7: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng
- Bên nào vi phạm bất kỳ một điều khoản nào trong Hợp đồng này đều phải bồi thường thiệt hại cho Bên kia theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, địch họa, thay đổi chính sách của Chính phủ mà Hợp đồng này không thực hiện được thì các Bên không phải bồi thường thiệt hại cho nhau do không thực hiện Hợp đồng.
Điều 8: Các thỏa thuận khác
- Khi phát sinh những chi tiết mới làm thay đổi một phần hay toàn bộ nội dung Hợp đồng này hoặc các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng này thì hai Bên cùng thỏa thuận với nhau bằng văn bản và cùng ký kết phụ lục Hợp đồng để cùng nhau thực hiện. Phụ lục Hợp đồng là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này, hai Bên phải nghiêm chỉnh thực hiện, Bên nào vi phạm hoặc gây thiệt hại phải bồi thường cho Bên kia.
- Trường hợp sau khi Bên B làm đầy đủ các thủ tục để bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật mà đến ngày tổ chức bán đấu giá không có khách hàng đăng ký tham gia mua tài sản bán đấu giá thì Bên B thông báo cho Bên A biết và cùng nhau thống nhất hướng giải quyết tiếp theo để Hợp đồng này được thực hiện trọn vẹn.
- ...
Điều 9: Điều khoản thi hành
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Hai Bên cam kết thực hiện đúng những điều khoản ghi trong Hợp đồng và tuân thủ các quy định khác của pháp luật.
- Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có phát sinh gây bất lợi cho việc thực hiện Hợp đồng thì hai Bên bàn bạc, thống nhất cách giải quyết để đi đến quyết định cuối cùng trên tinh thần hợp tác theo quy định của pháp luật. Mọi sửa đổi, bổ sung phải được lập thành văn bẳn và phải có đầy đủ chữ ký của hai Bên mới có giá trị thực hiện.
- Trường hợp các bất đồng không tự giải quyết được thì hai Bên có quyền đưa ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng được lập thành 07 bản có giá trị pháp lý như nhau. Tổ chức bán đấu giá giữ 01 bản, Bên có tài sản bán đấu giá giữ 02 bản, bên mua được tài sản đấu giá giữ 02 bản, 01 bản gửi cơ quan chủ quản, 01 bản gửi chủ tài khoản tạm giữ./.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN BÊN MUA BÁN
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN BÁN ĐẤU GIÁ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Những trường hợp nào không được tham gia đấu giá tài sản?
- Trường hợp thứ nhất: Những người không được tham gia đấu giá được quy định tại khoản 4, Điều 38 của Luật đấu giá tài sản
- Trường hợp thứ hai: Người tham gia đấu giá phải đáp ứng được điều kiện do pháp luật quy định
4.2 Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng không?
Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là đất ở, nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp một trong các bên kinh doanh bất động sản. Còn các trường hợp còn lại, hợp đồng này có thể được công chứng nếu các bên thoả thuận và muốn thực hiện điều đó.
4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Hợp đồng bán đấu giá tài sản không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Hợp đồng bán đấu giá tài sản uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Hợp đồng bán đấu giá tài sản của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!