Sở tư pháp là cơ quan gì, Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp

sở tư pháp là cơ quan gì
sở tư pháp là cơ quan gì

1. Sở Tư pháp là gì?

– Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

– Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

 

Sở Tư pháp tiếng Anh là: “Department of Justice”.

 

2. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp:

Lãnh đạo Sở:

 

– Sở Tư pháp có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc; đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 Phó Giám đốc;

– Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở Tư pháp, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trên địa bàn và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được giao;

 

– Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

 

– Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của Đảng, nhà nước về công tác cán bộ và theo đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tư pháp quy định;

 

– Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

 

Cơ cấu tổ chức:

 

– Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ:

 

+ Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức thuộc Sở Tư pháp được thành lập phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, bao gồm Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và không quá 09 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; trường hợp vượt quá thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xây dựng Đề án thành lập tổ chức và phải thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp trước khi quyết định.

+ Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp có Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và 06 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

 

Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (quản lý công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp);

 

Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính (quản lý công tác kiểm soát thủ tục hành chính);

 

Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật);

 

Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật);

 

Phòng Hành chính tư pháp (bao gồm hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp – trừ các thành phố trực thuộc Trung ương);

 

Phòng Bổ trợ tư pháp (bao gồm luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại (nếu có), trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, thừa phát lại (nếu có) và các lĩnh vực tư pháp khác).

 

Việc thành lập Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở hoặc bộ phận tổ chức cán bộ thuộc Văn phòng Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

 

+ Phòng Lý lịch tư pháp được thành lập tại các thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

 

– Các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở:

 

+ Các Phòng Công chứng;

 

+ Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước;

 

+ Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản;

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Sở Tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

3. Biên chế của Sở tư pháp:

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất và đặc điểm của công tác tư pháp ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đủ biên chế, đúng tiêu chuẩn theo vị trí việc làm cho Sở Tư pháp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, bảo đảm mỗi Phòng chuyên môn thuộc Sở có Trưởng phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng và các công chức khác.

 

– Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm viên chức và người lao động do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

 

– Việc tuyển dụng, bố trí công chức, viên chức của Sở Tư pháp phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo