So sánh Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết

Nghị định của Chính phủ là hình thức văn bản luật quy phạm pháp luật để: quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyển của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước. Mời bạn tham khảo: So sánh Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết.

Giao dịch liên kết là gì? Khung chế tài nếu DN có giao dịch liên kết?

So sánh Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết

1/ Nghị định là gì?

Nghị định của Chính phủ là hình thức văn bản luật quy phạm pháp luật để: quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyển của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lí thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn sơ với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp bộ đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành.

2/ Thẩm quyền ban hành và nội dung của nghị định

Theo quy định của pháp luật, nghị định là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ ban hành nghị định với nội dung sau đây:
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiển pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lí, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;

- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3/ So sánh Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết

So sánh Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết. Các điểm khác nhau:

1.1. Quy định rõ phạm vi điều chỉnh của các bên liên kết

Nghị định 132: Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết;

Nghị định 20: Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 của Nghị định;

1.2. Nguyên tắc áp dụng

Nghị định 132: Còn 02 nguyên tắc. Bỏ nguyên tắc: Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam của Nghị định 20/2017/NĐ-CP;

Nghị định 20: 03 nguyên tắc;

1.3. Thuật ngữ áp dụng

Nghị định 132: Bổ sung thêm 03 thuật ngữ mới bao gồm:

  • Thoả thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền;
  • Thỏa thuận quốc tế về thuế, Điều ước quốc tế về thuế;
  • Tổ chức thay mặt nộp báo cáo;

Nghị định 20: Không đề cập tới 03 thuật ngữ nói trên;

1.4. Các bên có quan hệ liên kết

Nghị định 132: Có 11 trường hợp. Sửa đổi điểm i từ "Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự..." sang thành "Các doanh nghiệp chịu sự..." và bổ sung thêm 01 trường hợp so với Nghị định 20 là đối tượng: Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản 2 điều 5 của Nghị định;

1.5. Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch LK

Nghị định 132: Quy định và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định;

Nghị định 20: Đưa ra tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể. Hướng dẫn cụ thể trong điều 3 thông tư 41/2017/TT-BTC;

1.6. Nâng cao và áp dụng ngưỡng khống chế lãi vay

Nghị định 132: Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

Nghị định 20: Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế;

1.7. Chi phí lãi vay vượt mức khống chế

Nghị định 132: Chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;

Nghị định 20: Phần chi phí lãi vay vượt không được trừ và không được chuyển sang các năm sau;

1.8. Bổ sung thêm đối tượng không áp dụng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay

Nghị định 132: Bổ sung thêm: Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);

Nghị định 20: Không quy định đối tượng nói trên;

1.9.Thay đổi khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn

Nghị định 132: Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là khoảng giá trị từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75;

Nghị định 20: Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là khoảng giá trị từ bách phân vị thứ 25 đến bách phân vị thứ 75;

1.10. Rõ ràng và mở rộng cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết

Nghị định 132: Cơ sở dữ liệu thương mại là thông tin, số liệu tài chính, kinh tế được các to chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hoá, lưu trữ, cập nhật, cung cấp bằng các phần mềm hỗ trợ truy cập, quản lý với các công cụ, ứng dụng được lập trình sẵn, hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng có thể tìm kiếm, truy cập và sử dụng dữ liệu tài chính, kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài Việt Nam theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo khu vực địa lý hoặc các tiêu chí tìm kiếm theo yêu cầu khác phục vụ mục đích so sánh, xác định đối tượng tương đồng trong kê khai và quản lý giá giao dịch liên kết;

Nghị định 20: Cơ sở dữ liệu do các tổ chức kinh doanh thông tin cung cấp, bao gồm thông tin tài chính và dữ liệu của doanh nghiệp do các tổ chức này thu thập từ các nguồn thông tin công khai và lưu giữ, cập nhật, quản lý sử dụng;

1.11. Bổ sung thêm trách nhiệm của Cơ quan thuế

Nghị định 132: Bổ sung thêm: Tạo điều kiện cho người nộp thuế chứng minh, giải trình về số liệu, dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập sử dụng trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết;

Nghị định 20: Không đề cập tới nội dung trên;

1.12. Bổ sung thêm trường hợp miễn lập hồ sơ GDLK

Nghị định 132: Bổ sung thêm miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết khi thỏa mãn đồng thời 03 điều kiện sau:

  • Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam; và
  • Áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế; và
  • Không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Nghị định 20: Không đề cập tới trường hợp trên;

1.13. Nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia khi công ty mẹ ở Việt Nam

Nghị định 132: Trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và nộp Báo cáo cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao;

Nghị định 20: Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhưng không có quy định phải nộp;

1.14. Nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia khi công ty mẹ ở nước ngoài

Nghị định 132:

TH1: Không bắt buộc phải nộp cho cơ quan thuế Việt Nam trong trường hợp cơ quan thuế Việt Nam có thể nhận được báo cáo lợi nhuận liên quốc gia thông qua cơ chế trao đổi thông tin tự động (“AEOI”).

TH2: Phải nộp nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi Công ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận quốc tế về thuế với Việt Nam nhưng không có Thỏa thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền tại thời điểm đến hạn nộp Báo cáo;
  • Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi Công ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thoả thuận giữa Nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam nhưng đã đình chỉ cơ chế trao đổi thông tin tự động hoặc không tự động cung cấp được cho Việt Nam;
  • Trường hợp một tập đoàn nước ngoài có nhiều hơn 01 công ty con tại VNCông ty mẹ tối cao phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế Việt Nam về công ty con được Công ty mẹ tối cao chỉ định thay mặt Công ty mẹ tối cao nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho cơ quan thuế VN.

Nghị định 20: Không có quy định phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nếu Công ty mẹ ở nước ngoài.

Trên đây là một số thông tin về So sánh Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo